Không tuyên bố rình rang nhưng Việt – Mỹ đã â.m thầm trở thành “đồng minh tự nhiên” của nhau

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper sắp tới thăm Việt Nam – đây là thông báo của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại buổi họp báo chiều hôm qua. Vẫn không rõ ông Esper sẽ tới thăm Việt Nam ngày nào, cũng như mục đích của chuyến đi, nhưng trong bối cảnh này, chuyến thăm chính là sự minh chứng việc Mỹ ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển Đông, đồng thời r ăn đ.e những hành động qu ấy ph.á của Trung Quốc trong vài tháng qua.

Cách đây ba tuần, một nguồn tin từ giới ngoại giao châu Á tại Bắc Mỹ nói, ông Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Việt Nam và các Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật, Hàn sẽ họp tại Hà Nội. Lạ một điều rằng các cơ quan truyền thông Việt Nam dường như không chú ý đến chuyện Mỹ, Nhật, Hàn sẽ họp tại Hà Nội, mà phần lớn các báo chỉ đưa chuyện ông Esper đến Hà Nội thôi. Trong khi câu chuyện này rất quan trọng trong tình hình biển Đông đang bị người Tàu quậy phá hiện nay.

Vì sao 4 ông lớn chọn địa điểm họp tại Hà Nội? Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục quấy phá biển Đông, các nước sau đây đều bị ảnh hưởng: Việt Nam hết yên ổn làm ăn, vì nguồn khí đốt khai thác ngoài biển sẽ bị mất ổn định, mà thông tin cho biết, nguồn này chiếm tới 10% năng lượng của Việt Nam hiện nay. Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ rất phiền lòng khi Tàu chiếm mất cái hải lộ biển Đông. Nhiên liệu và nguyên liệu từ khắp nơi đổ về hai quốc gia công nghiệp tiên tiến này sẽ rất khó khăn, nếu người Tàu b óp cổ biển Đông. Người Mỹ lo ngại chuyện “vành đai, con đường” và ảnh hưởng của người Tàu sẽ mạnh mẽ hơn khi người Tàu nắm hải lộ biển Đông.

Thành ra rất dễ hiểu là bốn anh Việt, Mỹ, Hàn, Nhật trở thành những đồng minh rất tự nhiên của nhau, vì cùng có chung mối lo ngại. Và bốn anh bạn “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương câu” này một khi đã họp thì nơi nào thuận tiện nhất để bộ tứ họp bàn ngoài Hà Nội? Hà Nội vừa gần Bãi Tư Chính nhé, gần đội USS Reagan đang bơi ngoài kia, mà Hà Nội cũng là nơi Samsung cùng Toyota (đại diện cho hai nước Nhật, Hàn) đang làm ăn phát đạt! Hà Nội đã từng nâng cao vai trò trung gian của mình trong vụ thượng đỉnh Trump – Kim, thì tại sao không làm hòa giải Hàn – Nhật, rồi nhân đó tìm được giải pháp cho mình?

Nói lại quan điểm phía Mỹ. Dù rất ghét Trung Quốc nhưng dường như Trump lại không mấy mặn mà với việc chi tấn tiền để “dạy TQ một bài học”. Mặc dù các ông tướng ở Lầu Năm Góc cứ phát sốt lên mỗi khi Tàu quậy phá biển Đông. Nhưng ông Trump đang ngồi ở Bạch Cung không muốn chi tiền thì biết làm sao! Đâu phải tự nhiên mà ông Ryan Martinson ở trường hải quân Mỹ cứ tung ra hình ảnh tàu của Bắc Kinh ở biển Đông liên tục.

Hàn Quốc và Nhật Bản lại đang hục hặc với nhau, mà ông Trump thì không thèm làm hòa giải (cũng có thể ông cũng chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra với các ông bạn da vàng khó hiểu kia!)

Việt Nam có vị trí thuận lợi nhất để cản trở Tàu, nhưng lại yếu xìu, súng ống so với thằng Tàu lại chẳng đáng bao nhiêu.

Vậy bốn ông bạn họp nhau là phải rồi.

Các đội tàu của Mỹ liệu có tấp nập Biển Đông?

Diễn biến mới trên Biển Đông: Báo Pháp Luật ngày 17/10 đưa tin, nhiều tàu chiến Mỹ tập trận gần quần đảo Trường Sa. Ông Arman Balilo, người phát ngôn lực lượng cảnh sát biển Philippines, thông báo, tuần duyên hạm bờ biển USCGC Stratton (WMSL-752) của lực lượng tuần duyên Mỹ đã tới đảo Palawan hôm 16/10 để tham gia đợt diễn tập Sama-Sama. Khu vực này nằm khá gần quần đảo Trường Sa trên biển Đông.

Sama-Sama là cuộc diễn tập thường niên, được Mỹ và Philippines tổ chức nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên biển của hai nước, năm nay lần đầu tiên có Nhật Bản tham gia. “Ba nước tham gia lần này sẽ thực hiện các diễn tập về bảo vệ lực lượng trên biển, vô hiệu hóa thiết bị nổ, tác chiến chống phục kích trên cạn, trên không và theo dõi tàu đối phương”. Như vậy có thể thấy, ngoài việc nhóm họp tại Hà Nội, việc tập trận của Mỹ gần Trường Sa chẳng khác nào động thái r ăn đe, k ìm h ãm sự b ành tr ướng và h ung h ăng của TQ trên vùng biển Đông này.

Song song với cuộc diễn tập, chuyến thăm chính thức Việt Nam sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cùng hàng loạt chuyến thăm con thoi của các phái đoàn quân sự và ngoại giao cấp cao hai nước trong thời gian qua đã minh chứng cho một sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời cũng chuẩn bị cho chuyến thăm quan trọng sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ theo lời mời chính thức của ông Trump – theo nhận định của chuyên gia hai nước sẽ nâng quan hệ Việt-Mỹ lên tầm cao mới, tạo tiền đề cho sức mạnh Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển Đông mà không chỉ Việt Nam, cả Mỹ cũng đang rất nóng lòng chờ đợi những lợi ích của nó.

Để đạt được kết quả trên, phải kể công lớn thuộc về Bộ Ngoại giao. Đây là một nỗ lực của giới ngoại giao Hà Nội trong việc vận động quốc tế ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền. Phải thế nào thì bà Thu Hằng mới mạnh dạn nhiều lần chỉ mặt điểm tên Trung Quốc “x âm ph ạm” chủ quyền và lợi ích Việt Nam. Ngoại giao Việt Nam mới thoát khỏi bài ca “quan ngại” đã từng hát suốt mấy chục năm qua chứ…

Lan Anh