Kẻ đưa hối lộ – Phạm Nhật Vũ, sao lại khiến hơn 2.000 cá nhân tổ chức cảm động?

Vụ xử sơ thẩm 14 bị cáo trong đại án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, bị cáo Phạm Nhật Vũ – cựu chủ tịch hội đồng quản trị AVG, bị Viện kiểm sát đề nghị 3-4 năm tù. Lẽ ra với tội trạng đưa hối lộ Vũ phải nhận mức án từ 18-20 năm, nhưng giờ đây chỉ còn vài năm. Ấy vậy mà nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước làm đơn xin khoan hồng cho ông Vũ. Liệu có nên căn cứ vào những đơn từ này mà khoan hồng cho kẻ phạm tội như Vũ?

Ngày 15/10/2014, ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch HĐQT AVG, đã ký Văn bản số 571/AVG-CV gửi cho ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TT&TT), để báo cáo và đề nghị ông Son “cho ý kiến chỉ đạo” về việc chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông không có văn bản phản hồi.

Không biết vì lý do gì mãi đến 2015, Phạm Nhật Vũ mới đại diện AVG cùng đại diện MobiFone dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp, thống nhất mức giá mua 95% cổ phần là 8.898,3 tỷ đồng; bao gồm cả phần vốn góp của AVG tại Công ty cổ phần An Viên B.P và Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh (AVG đầu tư ngoài ngành vào Công ty cổ phần An Viên B.P và Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh nhưng không tính tiền).

Ngày 25/12/2015, Phạm Nhật Vũ đã ký Thỏa thuận bán cổ phần và từng cổ đông AVG ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho MobiFone. Tuy nhiên trong quá trình xúc tiến thương vụ mua bán này, Phạm Nhật Vũ đã hối lộ cho Nguyễn Bắc Son 3 triệu USD, Lê Nam Trà 2,5 triệu USD, Cao Duy Hải 500.000 USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD. Với tội “Đưa hối lộ”, bị cáo Phạm Nhật Vũ bị Viện kiểm sát đề nghị 3-4 năm tù, nhưng theo luật định ông Vũ phải chịu mức án 18-20 năm. Người ta lý giải rằng ông Vũ nhận mức án nhẹ như tha bỏng này, là vì ông ấy đã khắc phục đầy đủ cả vốn lẫn lãi cho Mobifone.

Thế nhưng sau khi ông Vũ bị tòa tuyên án, thì hơn 2.000 tổ chức, cá nhân được báo chí cho là “có uy tín”, “có sức ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước” XIN KHOAN HỒNG cho Phạm Nhật Vũ như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; ông Kirsan Ilyumzhinov – nguyên Tổng thống đầu tiên Nước cộng hoà Kalmykia thuộc Liên bang Nga (1993-2010); ông Konstantin Vasilievich Vnukov – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam; ông Atkov Oleg Yurevich – Phi công vũ trụ, Giáo sư, Anh hùng Liên bang Xô-Viết; Thượng toạ, Tiến sỹ Manor Kumar – phó Trụ trì Thánh tích Bồ đề đạo tràng, phụ trách tháp Đại Giác, Ấn độ; Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi – nguyên Hội trưởng Phật giáo Tịnh Độ Tông Nhật Bản…Xin hỏi liệu một kẻ đưa hối lộ cho quan chức để trục lợi hàng nghìn tỷ đồng như ông Phạm Nhật Vũ, chỉ trong thời gian ngắn có thể khiến hơn 2.000 người cảm động được không? Hay vụ việc này đã được chuẩn bị từ trước, hay có quý nhân phù trợ?

Nếu 2.000 tổ chức cá nhân này là có thật, thiết nghĩ phải công bố danh sách đầy đủ để công luận được biết họ là ai, xem “có UY TÍN” tới mức nào, “có SỨC ẢNH HƯỞNG LỚN” ra sao? Phải làm rõ xem tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc ký xin khoan hồng cho Phạm Nhật Vũ là TỰ NGUYỆN, TỰ GIÁC hay bị một THẾ LỰC NÀO, NGƯỜI NÀO KHÁC XÚI GIỤC? Còn riêng về phần các cơ quan tổ chức nước ngoài xin khoan hồng cho Vũ, xin hỏi đây có được coi là CAN THIỆP VÀO CHUYỆN NỘI BỘ của Việt Nam không? Thiết nghĩ nên làm rõ những nghi ngại như trên, thì lòng dân mới an.

Như vậy chúng ta có nên áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” cho Phạm Nhật Vũ? Thiết nghĩ là không, chỉ nên áp dụng cho những người thiếu hiểu biết về pháp luật nhưng thành khẩn trong khai báo, chứ không phải áp dụng cho những người “thừa hiểu pháp luật nhưng cố tình vi phạm” như Phạm Nhật Vũ và các cựu quan chức trong đại án MobiFone – AVG.

Muốn khoan hồng thì còn rất nhiều trường hợp xứng đáng hơn như tử tù Đặng Văn Hiến, Hồ Duy Hải….Đối với trường hợp của Phạm Nhật Vũ phải cân nhắc thật kỷ, đừng để cho dân thấy rằng hệ thống pháp luật chỉ xử “nghiêm” những người “thấp cổ bé họng”, còn những quan chức và doanh nhân có tiền lại được “ưu ái và ưu tiên”, và đừng để công luận mặc định rằng “nén bạc có thể đâm toạc tờ giấy”.

(Nguồn: Bão lửa)