“Họ Triệu anh hùng”: Em gái Triệu Tài Vinh đưa lời thách thức cho toàn cõi nước Việt Nam

Những ngày xét xử vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang cho chúng ta thấy được rất nhiều cung bậc của cảm xúc khác nhau. Bị cáo Triệu Thị Chính (cựu phó giám đốc Sở GĐ-ĐT Hà Giang) đã khóc “nức nở” tại tòa khi bổ sung lời bào chữa và nói “mang tiếng em ông Triệu Tài Vinh bao lâu nay và thề không làm gì vi phạm pháp luật.”

Bị cáo Triệu Thị Chính (cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Giang) khóc “nức nở” tại tòa khi bổ sung lời bào chữa và nói “mang tiếng em ông Triệu Tài Vinh bao lâu nay. “Tôi có thể ngẩng cao đầu nói với toàn thể nhân dân Việt Nam là tôi không nâng điểm mà tôi là người chống tiêu cực. Chính vì thế nên Bộ GD&ĐT mới có được những file điểm gốc để chấm thẩm định”, bị cáo Triệu Thị Chính, cựu Phó Giám đốc (PGĐ) Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang nói.

Trước tòa, cựu Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Giang Triệu Thị Chính khóc nức nở và kêu oan, nói mình vô tội. Dư luận đặt ra câu hỏi, cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang oan thật hay lại giống nhân vật “Chí Phèo” của Lão Hạc?

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hà Giang ngày 18/10, bị cáo Triệu Thị Chính (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang, em ông Triệu Tài Vinh) thu hút sự chú ý của những người có mặt tại phiên tòa và dư luận khi tự bào chữa cho mình đã khóc nức nở khi nhắc đến ông Triệu Tài Vinh và nói mình vô tội.

“Tôi có thể ngẩng cao đầu nói với toàn thể nhân dân Việt Nam là tôi không nâng điểm mà tôi là người chống tiêu cực. Chính vì thế nên Bộ GD&ĐT mới có được những file điểm gốc để chấm thẩm định”, bà Triệu Thị Chính nói.

Nữ bị cáo này không đồng ý với việc Viện kiểm soát nhân dân (VKSND) tỉnh Hà Giang truy tố mình về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, theo Điều 358 Bộ luật Hình sự. Nói về nghi vấn có nhận lợi ích vật chất và phi vật chất, trong đó có hứa hẹn tạo thuận lợi trong công việc, bị cáo Triệu Thị Chính nói rằng, bản thân đã hết tuổi cơ cấu và chuẩn bị về hưu, vậy thì ai hứa hẹn tôi về lợi ích phi vật chất như chức vụ.

“Trong 7 thí sinh thầy Sử nhờ tôi thì tôi phải nhận lợi ích phi vật chất từ ông Sử, chứ tôi không nhận từ ông Triệu Tài Vinh. Tôi mang tiếng em ông Triệu Tài Vinh bao lâu nay. Tôi lên hiệu trưởng trường nội trú, lên phó giám đốc sở, ông Triệu Tài Vinh có biết đâu!”, bà Chính nói.

Bà Chính nói rằng, chủ tọa có tuyên như thế nào thì bà vẫn có thể ngẩng cao đầu để nói rằng tôi không phạm tội. Đồng thời đề nghị đại diện Viện kiểm soát (VKS) chỉ rõ trong các tin nhắn mà bà nhận được hoặc tin nhắn bà gửi đi, nội dung nào thể hiện bà nhận hay đòi lợi ích phi vật chất từ người nhờ xem điểm thi?

Đối đáp với VKS, bị cáo Triệu Thị Chính “thề không làm gì vi phạm pháp luật”, thậm chí còn cho rằng các anh chị em ruột của mình có tên Cần – Kiệm – Liêm – Chính là có lý do.

“Tôi tin vào pháp luật, còn những cái na ná tôi không chấp nhận. Tôi thề, tại sao anh chị em nhà tôi có tên là Cần, Kiệm, Liêm, Chính là như vậy”.

 

Đồng thời, bà Chính cho rằng hai cấp dưới của mình là Hoài và Lương có tư thù với mình nên cố tình lôi bà vào cuộc. Bà Chính còn cho rằng nếu Cơ quan An ninh điều tra xem toàn bộ tin nhắn sau ngày xảy ra sự việc, cũng cần xem đến tin nhắn do bà Chính nhắn tin cho Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh để thấy rõ bà trong sạch.

Nói lời sau cùng tại tòa, cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Triệu Thị Chính giãi bày khi xảy ra vụ việc, bà vô cùng đau xót bởi bản thân là một nhà giáo. Bà nói dù 107 thí sinh Hà Giang được nâng điểm vượt khỏi sự kiểm soát của bà nhưng lúc đó với cương vị Phó giám đốc, bị cáo đã nhận trách nhiệm về mình. Đồng thời, gửi lời xin lỗi lãnh đạo tỉnh, ngành giáo dục và nhân dân tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, bà Chính nói rằng bản thân sẵn sàng chịu kỷ luật trong ngành nhưng tôi khẳng định tôi không phạm tội.

Phải điều tra, xét xử đúng người đúng tội để “minh oan” cho bà Triệu Thị Chính

Trong những tuần vừa qua Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến gian lận thi cử trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.

Đây là vụ án thu hút sự chú ý dư luận bởi hành vi của các bị cáo đã gây rúng động xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin về một nền giáo dục trong sạch, không tiêu cực.

Liệu rằng bà Chính có phải là người trong sạch, bị oan hay không khi điều đặc biệt là có nhiều phụ huynh đã và đang giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại địa phương này. Trong đó có con, cháu của Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang… những người đều có thể coi là có mối quan hệ mật thiết với cá nhân bà Chính.

Dư luận phẫn nộ hơn khi vụ án có yếu tố mua bán, trao đổi điểm bằng tiền, nhưng mới chỉ xử ở tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Còn những người trực tiếp dính dáng đến vụ này nhưng thiếu bằng chứng lại đến tòa với tư cách nhân chứng. Vậy mà họ vẫn viện đủ các lý do để vắng mặt làm lãng phí thời gian, công sức của biết bao người.

Theo các chuyên gia giáo dục, điều xã hội mong muốn sau phiên xét xử, phải xử lý được các đối tượng có liên quan đến gian lận dù họ là bất cứ ai. Tội danh của các bị can trong vụ án thì đã rõ, nhưng quan trọng vụ án cần làm rõ các đối tượng có liên quan. Với từng trường hợp được nâng điểm là do: Mua bằng tiền, quan hệ gia đình, cấp trên tác động hay vì lý do nào khác… cũng cần được làm rõ.

Dù có hoán đổi tên gọi “nâng điểm” thành “xem điểm”, dù có thay thế người đứng ra nhận trách nhiệm thì ai cũng biết rằng sự thật… không phải là như vậy! Và, liệu tiêu cực trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 có phải là kỳ thi duy nhất xảy ra tiêu cực ở Hà Giang hay không?

Dư luận phẫn nộ vì một vụ án cần được xử đúng người đúng tội thì những kẻ liên quan lại đang chơi trò “trốn tìm”, như một sự trêu ngươi, thách đố.

Riêng đối với những trường hợp bố mẹ của thí sinh được nâng điểm là cán bộ bình thường thuộc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, các cơ quan, đơn vị này cũng phải có trách nhiệm xử lý. Tinh thần là xử lý đến cùng, không có vùng cấm”.

Không ai dám đảm bảo rằng, phiên tòa được triệu tập lại vào tháng 10 tới, những “nhân chứng quan trọng” sẽ đủ bản lĩnh đến tòa nếu như họ tiếp tục lấy cớ bị “đau, ốm”. Còn nhiều góc khuất trong vụ án nâng điểm ở Hà Giang và bà Triệu Thị Chính vẫn đang là dấu hỏi lớn cho dư luận?

Nếu bà Chinh không làm sai chắc chắn pháp luật sẽ điều tra làm rõ để trả lại sự trong sạch của bà Triệu Thị Chính. Bởi đảm bảo sự công bằng xã hội và răn đe những kẻ coi thường đạo lý và luật pháp, đem lại niềm tin cho người dân và cho các công dân tương lai của đất nước. Còn nếu tất cả những lời khai trên chỉ là ngụy biện cho hành vi vi phạm pháp luật thì chắc chắn bà Chinh sẽ chịu các hình phạt tương xứng.

Theo Bút danh