Kính gửi Nghị Hưng, người đòi dân đóng ‘phí chia tay’ khi xuất cảnh
“Công dân Việt Nam khi xuất cảnh phải đóng phí chia tay” – Đó là đề xuất của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng (Đoàn TP.Hà Nội) trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam sáng 12/6.
Lời bình: Kính thưa ông Hưng – Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Tôi cho rằng đề xuất của ông là một hình thức t.ậ.n thu, h.út má.u người dân đến giọt cuối cùng. Không biết nhiệm kỳ của ông Ngành du lịch có dấu ấn gì? Ngành của ông đã làm được gì cho dân mà ông so sánh với Nhật, ông cũng không nghĩ tại sao người Nhật không lũ lượt cố sang nước khác và phải trốn ở lại…?
Đa phần người đi XK lao động đều rất khổ và khó khăn phải cắm nhà vay Ngân hàng đấy ông Nghị Hưng à. Kể cả tại Singapore đây, phụ nữ Việt sang đây họ làm KTV cũng khổ cực vất vả uốn éo lắm, chứ không nhàn như ông họp hết ngày có xèng nói gì thì nói, trúng nhu cầu nhóm nào có khi họ lại mời ông đi nước ngoài Du lịch. Nếu ông tài, ông phải tính nguồn “quà chia tay” cho họ mấy đô để họ ấm lòng yên tâm làm việc, gửi tiền về quê để đóng thuế nuôi ông đi họp chứ? Ông có máy tính bảng được cấp từ tiền dân đấy, ông thử vào nhóm Facebook “Tôi và Sứ quán” xem bảo nỗi bức xúc về việc người Việt ở khắp nơi phản ánh kêu than bị hành, bị gây khó khăn ở các ĐSQ Việt Nam ngoài nước ra sao…Ông là đại biểu của Nhân dân nhưng phát biểu của ông chẳng thấy thuyết phục vì lợi ích dân mà toàn thấy cho nhóm nào ấy? Ông có cần dân chứng minh thêm một số thông tin về mảng Du lịch liên quan đến ông thời đương chức nó nát bét, tốn tiền dân không?
—-
Thảo luận về dự thảo luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam sáng nay, đề cập đến nghĩa vụ của công dân ra nước ngoài, ĐB Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) nhấn mạnh phải dứt khoát, nói rõ trong luật là tuân thủ luật pháp nước sở tại, quy định của nhà nước Việt Nam, giữ gìn hình ảnh, bản sắc văn hoá của Việt Nam.
ĐB Nguyễn Quốc HưngĐB
Góp ý vào dự thảo Luật này, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đề nghị công dân Việt Nam khi ra nước ngoài cấm vi phạm pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại, cấm xâm nhập bất hợp pháp biên giới, lãnh hải của nước ngoài.
Đại biểu này cũng đề nghị nhà nước Việt Nam phải bảo hộ công dân và các quyền hợp pháp của công dân khi ra nước ngoài. “Các nước họ quy định rất rõ về trách nhiệm bảo hộ khi công dân ra nước ngoài. Chúng ta cũng phải quy định cụ thể để tránh trường hợp xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân Việt Nam khi ra nước ngoài” – đại biểu Hưng nói. Đặc biệt, đại biểu đoàn thành phố Hà Nội đề nghị cơ quan soạn thảo Luật xem xét đưa quy định thu “phí chia tay” khi công dân ra Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài.
“Năm 2018, Quốc hội Nhật Bản cũng đã ban hành luật mỗi công dân nước này khi ra nước ngoài phải đóng “phí chia tay” khoảng 1.000 yên/người, tương đương 9,3 USD. Nhật Bản đã sử dụng nguồn phí đóng này để thực hiện một số dự án nhằm phát triển công nghiệp không khói” – ông Hưng lấy dẫn chứng.
Qua tìm hiểu, ông Hưng cho biết, Chính phủ Nhật Bản hàng năm thu được khoảng 400 triệu USD. Số tiền này được dùng để giúp hoàn thiện việc xuất nhập cảnh cho công dân nước này được tốt hơn. Đồng thời, một phần để xây dựng hạ tầng giao thông, du lịch ở một số vùng khó khăn.
Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đề nghị Quốc hội trong thời gian tới suy nghĩ đến việc thu “phí chia tay” khi công dân xuất cảnh ra nước ngoài với số tiền khoảng 3 – 5 USD/người. Số tiền thu được từ “phí chia tay”” sẽ được trích một phần cho các cơ quan ngoại giao có kinh phí bảo hộ công dân và hỗ trợ công dân Việt Nam khi ở nước ngoài. Khoản còn lại sẽ được đầu tư nâng cấp máy móc và những công việc khác nhằm đảm bảo việc xuất cảnh cho công dân.
“Một phần số tiền thu được từ “phí chia tay” sẽ được trích cho quỹ xúc tiến phát triển du lịch nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch của Việt Nam” – ông Hưng nếu ý kiến.
Cấp hộ chiếu, tránh để như vụ Vũ ‘nhôm’
Về việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, dự thảo luật quy định phương án 1 là quy định cụ thể đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cử, cho phép. Phương án 2 mang tính nguyên tắc chung và giao Chính phủ quy định chi tiết.
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, phương án 1 quy định quá cụ thể và trùng lặp đối với một cá nhân đang cùng lúc đảm nhận nhiều chức danh của Đảng, Nhà nước, chính quyền và đoàn thể, tạo nên sự phức tạp, rắc rối.
Phương án 2 thì chưa cụ thể. Quyền tự do đi lại của công dân cần được quy định trong văn bản luật chứ không nên để Chính phủ quy định trong văn bản dưới luật.
“Trường hợp vừa qua Vũ ‘nhôm’ có vài ba hộ chiếu công vụ và ngoại giao cùng một thời điểm, phải chăng việc quy định trùng lặp kiểu như phương án 1. Tôi đề nghị Chính phủ quy định gia công phương án 1 cho tốt hơn, rõ ràng, minh bạch, tránh chồng chéo, phát sinh lạm quyền”, ĐB Khánh nhấn mạnh.
Bà cũng đề nghị Bộ Công an sớm xem xét kết luận cơ sở dữ liệu của Hà Nội phối hợp với Nhật Cường thời gian qua thực hiện dịch vụ công trực tuyến có thực hiện liên thông được không. Việc này nhằm tránh công sức của người dân và Nhà nước đã bỏ ra vừa qua, phải khai thác làm sao tránh lãng phí không riêng với Hà Nội mà với địa phương khác.
Cũng liên quan đến việc cấp hộ chiếu, ĐB Nghiêm Vũ Khải (Hải Phòng) cho hay, theo quy định thì lãnh đạo của tổ chức chính trị xã hội như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam… không được cấp hộ chiếu ngoại giao và công vụ mà là cấp phổ thông. Trong khi đó, các phu quân, phu nhân, con dưới 18 tuổi của các nhân viên ngoại giao lại được cấp hộ chiếu ngoại giao.
ĐB Khải đề nghị trong luật này nên có quy định và cũng là sự cần thiết, đó là chủ tịch các tổ chức chính trị xã hội do Ban Bí thư quản lý thì được cấp hộ chiếu ngoại giao chứ không phải phổ thông như bây giờ.
Tổng hợp