Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy l ạm q uyền, vi phạm Hiến pháp?

Việc Bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ đưa vấn đề Chùa Ba Vàng ra trước phiên họp của Quốc Hội là một hành vi lạm quyền, vô cùng sai trái, bởi vì:

Thứ nhất, hầu hết và gần như tất cả các phiên họp của Quốc hội trên toàn thế giới này đề chỉ bàn tới vấn đề ngân sách, bầu các chức vụ của chính phủ, chất vấn các thành viên của chính phủ (nếu có vấn đề gì trọng đại liên quan đến chính quyền), thảo luận về các dự án luật, luận tội, truất phế một thành viên chính phủ, kể cả tổng thống, nếu tổng thống phạm tội.

Thứ hai, Quốc hội không phải là nơi bàn về những chuyện của tôn giáo. Ngay tại Hoa Kỳ, chuyện ấ u d âm làm rúng động cả thế giới nhưng không bao giờ các dân biểu, thượng nghị sĩ lên tiếng hoặc phát biểu quan điểm của mình trước Quốc hội bởi vì: Tôn giáo là một vấn đề rất nhạy cảm. Tín đồ của họ hoặc Giáo hội của họ phê bình chỉ trích thì không sao.

Mình là dân biểu (đại diện cho toàn thể dân chúng) mà xía vào thì rất nguy hiểm.

Thứ nữa, cả thế giới này người ta theo nguyên tắc “Tôn giáo và Nhà nước Tách Biệt” (Separation of Church and State) tức chính quyền kể cả Quốc hội không được phép can dự vào nội bộ các tôn giáo. Và tôn giáo không được can thiệp vào các vấn đề của quốc gia.

Vậy nếu đưa chuyện một chức sắc hay một tín đồ tôn giáo nào ra bàn trước Quốc hội – là vi phạm Hiến pháp. Ngay trong phiên họp này, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam cũng đã nhắc nhở các đại biểu về quyền tự do tín ngưỡng của người dân.

Thứ ba, Nếu Chùa Ba Vàng có vi phạm luật pháp thì phải do kết quả điều tra của cơ quan tư pháp hoặc của chính quyền địa phương. Bài phóng sự của một tờ báo dù là báo lớn nhất vẫn chưa phải là một bằng chứng phạm pháp để truy tố, để đưa ra Quốc hội lên án, chỉ trích.

Xin nhớ truyền thông bao gồm phát thanh, truyền hình và báo chí không phải là Công an hay Viện Kiểm sát Nhân dân. Tòa án không thể căn cứ vào bất cứ bài phóng sự nào để kết tội một công dân.

Xin nhớ báo chí vẫn có thể bất công, sai trái, thiên vị, tống tiền, bất lương… chứ báo chí không phải hoàn toàn là Bao Công “chí công vô tư”.

Không thể lôi ra tòa xét xử một công dân hoặc thảo luận trước Quốc hội chỉ vì một bài phóng sự của báo Lao động.

Thứ tư, nếu Bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ quan tâm tới vấn đề “mê tín dị đoan” thì có thể than phiền hoặc đề nghị Quốc hội nghiên cứu một dự luật về vấn đề này… nhưng tuyệt đối không được nêu đích danh bất cứ cá nhân hay một tổ chức tôn giáo nào trước Quốc hội.

Xin nhớ Quốc hội là cơ quan làm luật. Quốc hội không phải là cơ quan thi hành luật (Hành pháp) và xét xử (Tư pháp).

Nếu nêu đích danh họ mà chưa có kết luận của cơ quan điều tra, nạn nhân có thể kiện trước tòa án về tội phỉ báng.

Thứ năm, Bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ nên “học cách” để làm đại biểu Quốc hội – tức hiểu biết thẩm quyền của Quốc hội tới đâu và mình có quyền nói cái gì và không được quyền nói cái gì.

Tuyệt đối Quốc hội không được đem vấn đề riêng của tôn giáo ra bàn và nhất là không được phỉ báng công dân hoặc các tổ chức dân sự.