Điều gì đã thôi thúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục cống hiến cho đất nước?

Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã nhóm lên chiếc lò được cháy bằng ngọn lửa của lương tâm và công lý, quyết thiêu hủy cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền.

Có lẽ bây giờ, người dân Việt Nam đã không còn mấy xa lạ với cách nói tu từ “nhóm lửa”, “đốt lò”, “củi khô”, “củi tươi”… nữa — khi nó được dùng để nói về cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động và chỉ đạo ráo riết suốt 3 năm qua.

Có thể nói chưa bao giờ chuyện đấu tranh phòng, chống tham nhũng được nói nhiều như lúc này. Bởi ai cũng hiểu tham nhũng là “giặc nội xâm” — là mối đại họa làm hao mòn nguồn lực, làm suy sụp rường cột quốc gia, làm băng hoại đạo đức đảng viên — những người vốn được dân tin, dân yêu vì đạo đức trong sáng, quên mình vì dân, vì nước.

Tin tức từ hội nghị TƯ 9 vào những ngày cuối cùng của năm 2018 làm nức lòng người dân. Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang — ủy viên TƯ Đảng thứ 5 đương nhiệm bị xử lý kỷ luật và là người thứ 3 trong số đó bị đưa ra khỏi TƯ.

Từ đầu nhiệm kỳ khoá 12 đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện TƯ quản lý đã bị thi hành kỷ luật — con số chưa từng có, minh chứng rõ nét cho tính hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng.

40 vụ án và 500 bị cáo trong tổng số gần 60 vụ việc tham nhũng đã được đưa ra xét xử với những bản án nghiêm khắc làm thỏa lòng người. Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã xét xử sơ thẩm 21 vụ với 263 bị can, trong đó 3 bị cáo bị kết án tử hình, 9 bị cáo án chung thân.

Phạm Công Danh, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Hà Văn Thắm, Phan Văn Anh Vũ, Trầm Bê, Trần Phương Bình, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân… Rồi những cái tên từng đình đám một thời vừa bị bắt giam như Trần Bắc Hà… Danh sách bầy sâu tham nhũng liên quan đến ngân hàng, đất đai bị lộ sáng, cứ càng ngày càng dài thêm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Điều đó cho thấy công cuộc đốt lò của người đứng đầu Đảng thật cam go và quyết liệt, nhưng không thể vì những khó khăn nhất thời mà lùi bước. Kẻ phạm tội phải bị pháp luật trừng trị, tài sản tham nhũng phải được thu hồi cho nước cho dân.

Mới quá nửa nhiệm kỳ mà số vụ án tham nhũng đưa ra xét xử đã nhiều gấp 3 lần và số tiền thu lại được, nhiều gấp 40 lần trong 20 năm gần đây.

“Người đốt lò vĩ đại” đã nhóm lên chiếc lò được cháy bằng ngọn lửa của lương tâm và công lý, quyết thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền. Tinh thần đấu tranh quyết liệt đó đã dần lấy lại niềm tin với dân về một đảng cầm quyền trong sạch, không tham nhũng, hết lòng vì nước vì dân.

Cho đến thời điểm hiện tại khi được tin tưởng bầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước thì trách nhiệm ngày càng nặng nề trên đôi vai ông – một người đã 74 tuổi. Điều gì đã thôi thúc ông tiếp tục làm việc khi mà ở cái tuổi đó người ta đã an vui, sum vầy bên con cháu? Tôi nghĩ, ắt hẳn đó không phải bởi vì sự ham mê quyền lực hay mưu cầu lợi ích vật chất cho cá nhân và gia đình vì tính cách liêm khiết, chính trực của ông đã minh định rất rõ điều này.Đó chỉ có thể là một động lực duy nhất – cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.Tâm thế của một người cộng sản kiên trung đã không cho phép ông nghỉ ngơi mà tiếp tục làm việc, cống hiến.

Ai cũng biết, nước ta vừa trải qua những sóng gió do “đồng chí Y”, “đồng chí X” khiến kinh tế đất nước đứng trước những nguy cơ thụt lùi, tham nhũng tràn lan, nếu không có ai đứng lên cầm cương, vực dậy đất nước thì không ai biết được rồi đất nước sẽ đi về đâu.

Những gì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang làm trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, nhất là trong nhiệm kỳ này cho thấy quyê’t tâm làm trong sạch đội ngũ ca’n bộ và lấy lại niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Và những kê’t quả thu được là không nhỏ và cần được tiếp tục hơn nữa để đ.ẩ.y nốt những con sâu mọt trong bộ máy nhà nước.

Tôi tin rằng, tâm thế của một người cộng sản kiên trung đã không cho phép ông nghỉ ngơi mà tiếp tục làm việc, cống hiến. Cảm ơn ông, một người cộng sản kiên trung!

(TH)