Tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng không chỉ đạo chống dịch?
Không nhìn thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện và hành động trong đại dịch Covid-19, các tài khoản FB “Việt Tân”, “Dân làm báo”, Phạm Minh Vũ đã liên tục “đẻ” ra hàng loạt bài viết đả kích, cố tình làm héo mòn đi niềm tin yêu của nhân dân dành cho người đốt lò bấy lâu nay.
Chuyện Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không xuất hiện không có nghĩa là không có chỉ đạo từ phía sau. Trong lúc nhân dân cả nước đang sát cánh cùng Chính phủ phòng chống, dịch bệnh Covid-19, chắc chắn rằng luôn có ít nhất một người luôn dõi theo từ phía sau và chỉ đạo kịp thời khi cần thiết. Bởi chẳng có sự việc nào quan trọng của đất nước mà người đứng đầu Đảng và Nhà nước không quan tâm, không lo lắng cả. Hơn nữa có một nguyên tắc của là thực tế hiện nay, đó là việc Đảng lãnh đạo toàn diện. Ở nước ta, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Dịch Covid-19 là giặc, là khó khăn, thử thách của đất nước thì càng không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ở đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ quyết định về mặt đường lối, còn chỉ đạo, hành động cụ thể sẽ do Thủ tướng đảm nhận. Nếu như Tổng Bí thư Chủ tịch nước chỉ đạo hết thì hóa ra Thủ Thủ tướng sẽ chỉ đạo lặp lại sao? Có thể không công khai lãnh đạo, quản lý công tác phòng chống dịch bệnh trên truyền thông, báo chí nhưng chắc chắn một điều Tổng Bí thư Chủ tịch nước vẫn là người quyết định tất cả mọi đường lối, kế sách, kịch bản dập dịch.
Hơn nữa, nếu như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện trên báo chí chỉ đạo hành động thì không chừng sẽ có khối kẻ thối mồm lên tiếng chửi Đảng bao biện, làm thay việc của Chính phủ, Thủ tướng và các Bộ, ban, ngành cho mà xem. Đường nào chúng chẳng vẽ được, thế nên quan trọng nhất là người dân không nên chăm chăm nhìn một góc nhỏ, giới hạn tầm nhìn của chính mình và cả của người khác bằng những phán đoán sai lầm.
Không phủ nhận, dịch Covid-19 đã hiện diện và làm xáo trộn cuộc sống của rất nhiều người trong 2 tháng qua. Tuy nhiên, chưa một lần nước ta lơ à, chủ quan trong việc ứng phó, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Dù Tổng Bí thư không trực tiếp chỉ đạo nhưng ngay từ những ngày đầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã tuyên bố “có thể hy sinh một số lợi ích kinh tế để đảm bảo tính mạng và sức khỏe của người dân là trên hết”, tinh thần khẩn trương, quyết liệt “chống dịch như chống giặc”. Theo sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã sâu sát mọi công tác phòng chống dịch của ngành Y từ ngày này sáng tháng nọ, không quản ngày đêm. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đi theo từng bước chân của các nhà trường, thầy cô phòng chống dịch lây nhiễm trong trường học, bảo tính mạng và sức khỏe của học sinh và giáo viên là trên hết. Ban Chỉ đạo Bộ Công an về phòng chống dịch Covid-19 cũng được thành lập, đứng đầu là Bộ trưởng Tô Lâm đã liên tục chỉ đạo triển khai các biện pháp chống dịch đồng bộ trong toàn ngành. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước cũng không quản mệt nhọc giám sát, phát hiện, cách ly người nhiễm và có nguy cơ lây nhiễm bệnh, không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng. Đồng thời, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng đã phối hợp với phòng ban các cấp xử lý nghiêm, nhanh chóng các đối tượng tung tin giả về tình hình dịch bệnh khiến dư luận hoang mang, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng chống dịch đã triển khai công tác lập chốt biên phòng ngăn chặn dịch và thành lập khu cách ly, chăm sóc, theo dõi sức khỏe của các ca nghi nhiễm và có khả năng lây nhiễm.
Trong bối cảnh các Bộ, ban, ngành chung tay thực hiện giải pháp phòng chống dịch thì ngành Công thương và Nông nghiệp cũng không thể đứng ngoài cuộc. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đảm bảo nhu cầu hàng hóa trong và sau dịch bệnh. Tin vui cho người dân và các doanh nghiệp sả là giá điện, giá xăng trong nước cũng đã giảm để góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh tại thời điểm dịch bệnh này. Đó là những hành động của các cơ quan quan cấp Bộ. Đi sâu xuống các tỉnh/thành đang có dịch bệnh thì chính quyền địa phương, từ Bí thư đến Chủ tịch UBND đều là những người chỉ đạo trực tiếp các phòng ban trong tỉnh giúp người dân phòng chống dịch bệnh kịp thời.
Rõ ràng, cuộc chiến “chống giặc” của nước ta đã hình thành dây chuyền hành động thống nhất từ Trung ương đến địa phương, dưới sự lãnh đạo đường lối chung của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và quản lý thực hiện là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tất cả các bộ phận gần như đã hoạt động hết công suất với quyết tâm “không có ai bị bỏ lại phía sau”, chính vì thế đến thời điểm này Việt Nam may mắn chưa có trường hợp tử vong. Đó là kết quả đáng ghi nhận, đồng thời chứng tỏ, công tác chống dịch của Nhà nước ta đang rất hiệu quả. Nói để hiểu rằng, Việt Nam vẫn làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 dù Tổng Bí thư không trực tiếp xuất hiện. Mà nói thật trên thế giới đâu phải nước nào người đứng đầu cũng cần phải đứng ra chỉ đạo chống dịch, ngay cả khi Anh bùng phát dịch bệnh thì Nữ hoàng Anh cũng có xuất hiện đâu, mọi công tác ứng phó đều do Văn phòng Thủ tướng và Bộ Y tế làm cả.
Nếu ai đó thực sự quan tâm đến công việc nội bộ trong nước ta thì sẽ biết thời gian gần đây, công cuộc phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khởi xướng vẫn đang được tiếp diễn, không có dấu hiệu ngừng nghỉ. Cơ quan điều tra của Bộ Quốc phòng khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam nguyên Phó Tư lệnh Binh đoàn 15 Đỗ Văn Sang, nguyên Phó tư lệnh Binh đoàn 15 để điều tra những vi phạm pháp luật trong thời gian còn đương chức. Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân chủng Hải quân Nguyễn Văn Hiến cũng bị truy tố liên quan đến sai phạm đất đai. Một lần nữa có thể thấy, mọi công tác lãnh đạo, quản lý trong nước đã có sự phân công, quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng. Tổng Bí thư không xuất hiện chống “giặc Covd-19” thì ông ấy chống “giặc nội xâm” – thứ giặc không gây chết người nhưng lại làm suy yếu đất nước từng ngày nếu như không được phát hiện, đấu tranh xử lý kịp thời.
Vậy nên, “Việt Tân”, “Dân làm báo” hay Phạm Minh Vũ hãy thôi những luận điệu xảo trá, chiêu trò bẩn thỉu với lãnh đạo đi. Có giỏi thì sát cánh cùng nhân dân vượt qua khó khăn dịch bệnh chứ đừng ngồi rung đùi, vẽ ra bức tranh đổi trắng thay đen, làm xấu đi nỗ lực và kết quả phòng chống dịch Covid-19 của toàn hệ thống chính trị. Ngay lúc này, đất nước đang cần những mảng màu tươi sáng hơn chứ không phải đi gieo rắc sự bấn loạn, hờn dỗi, trách móc vào lòng của nhân dân.
(Nguồn: Cánh cò)