TQ hãy nhìn VN mà học hỏi, thủ đoạn làm gì để cả thế giới khinh bỉ
Mới đây, Việt Nam trao tặng 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn cho 5 nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Số khẩu trang của VN được các nước đón nhận nồng nhiệt và được xem như một sự động viên tinh thần to lớn. Trái ngược hoàn toàn, khi TQ tặng hay bán khẩu trang, kit xét nghiệm, trang thiết bị y tế thì đều bị các nước cảnh giác, không dám sử dụng. Vì đâu lại có sự khác biệt như thế? Liệu TQ có nên học hỏi VN, nếu không muốn thế giới quay lưng?
Hiện nay hầu như các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng do dịch bệnh, và Việt Nam không ngoại lệ. Tuy phải chống chọi với dịch bệnh ngày càng gia tăng, phải đối mặt với tình trạng khan hiếm khẩu trang, nhưng mới đây VN đã sát cánh cùng thế giới, trao tặng 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, do Việt Nam sản xuất đến các nước Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh, bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Đáp lại các nước bày tỏ xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam đã chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân các nước thời gian qua ở Việt Nam, trong đó chữa trị cho nhiều người có kết quả dương tính với virus corona. Đại sứ các nước coi sự hỗ trợ của Việt Nam là sự động viên tinh thần to lớn, thông điệp về tình đoàn kết và cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến cam go với dịch bệnh hiện nay.
Đồng thời khẳng định các nước sẽ phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dân; đồng thời, duy trì quan hệ hợp tác, giao thương, phối hợp chia sẻ thông tin và hỗ trợ cùng nhau vượt qua khó khăn.
Cũng cùng là hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhưng khi TQ viện trợ cho Philippines và Canada thì nhận được cái kết đắng. Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire nói TQ quyên tặng 100.000 bộ xét nghiệm, tỷ lệ chính xác chỉ 40% nên không cách nào sử dụng được. Còn Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng cho biết, đối với 30.000 khẩu trang y tế mà phía Trung Quốc tặng, Cục Y tế Liên bang cần đảm bảo nó phù hợp tiêu chuẩn thì mới phân phát, để đảm bảo cho nhân viên y tế Canada tránh khỏi lây nhiễm virus. Viện trợ thiết bị y tế, mà các nước không dám dùng liệu TQ có thấy xấu hổ?
Không chỉ hàng hóa viện trợ, khẩu trang mà TQ bán theo đơn đặt hàng cũng bị từ chối. Khi chính phủ Hà Lan sử dụng 600.000 khẩu trang mua từ TQ, thì chỉ sau một tuần nước này đã thu hồi vì nó không thể nào dính sát vào mặt, lớp lọc bên trong cũng không đạt được yêu cầu tiêu chuẩn liên quan. Sau vụ này trang Global News vào cuộc điều tra và khẳng định khẩu trang TQ toàn là hàng giả.
Rồi mới đây, Trung Quốc lại lật kèo với Pakistan. TQ hứa tặng cho quốc gia Nam Á này khẩu trang N95 đối phó với dịch, nhưng cuối cùng lại gửi khẩu trang làm bằng vải đồ lót đến chính quyền tỉnh Sindh. Lãnh đạo tỉnh Sindh chưa kiểm tra đã vội vã gửi khẩu trang đến các bệnh viện. Các bác sĩ và y tá tuyên bố khẩu trang này là một trò đùa”. Không chỉ Pakistan, Nepal gần đây cũng đã hủy bỏ một thỏa thuận ký với một công ty tư nhân Trung Quốc sau khi nhận thấy các thiết bị y tế của họ có chất lượng dưới tiêu chuẩn.
Mới đây, Pháp và Châu Âu đồng loạt chỉ trích: “Tất cả đồ có xuất xứ Trung Quốc đều kém chất lượng!” Các nước này tự trách vì thời gian qua đã quá lệ thuộc vào Trung Quốc nên giờ các bệnh viện đều như bị ch.ết đuối. Tất cả là đồ đểu, hàng giả dối và kém chất lượng từ cái khẩu trang, áo choàng y tế, dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid-19.
Không phải chỉ riêng các nước Châu Âu lên tiếng về thiết bị y tế đến từ Trung Quốc không đạt chất lượng, Mỹ cũng đã lên tiếng chỉ trích gay gắt hành động được cho là “vô nhân đạo” này trong những ngày qua. Hành động gian dối của Trung Quốc đã khiến cả thế giới vô cùng phẫn nộ, và xa lánh. Nhiều nước đang lên kế hoạch trình phạt TQ vì dùng thiết bị y tế đi gieo rắc mầm bệnh cho nhân loại. Đây có phải là cái quả của việc làm ăn gian dối của TQ chăng?
Người ta nói quả không sai làm ăn chân chính thì luôn nhận được trái ngọt, còn gian ma thủ đoạn thì chỉ nhận quả đắng mà thôi. Nếu không muốn cả thế giới xa lánh, TQ nên lấy VN làm bài học và quay đầu là bờ. Đừng để bị xóa sổ trên bản đồ thế giới rồi mới hối hận thì đã muộn.
Quang Lâm