Sự thật đằng sau chuyện “tuyệt thực” của Trần Huỳnh Duy Thức

Tôi ủng hộ việc đấu tranh của anh Thức. Đó là phương tiện cuối cùng của người ở trong tù“. Đó là phát biểu của Lê Thăng Long, người từng bị tuyên phạt 5 năm tù giam (đã chấp hành xong bản án) trong vụ án Thức được xác định chủ mưu, cầm đầu thời điểm xuất hiện thông tin Thức tuyệt thực. Cựu “đồng bọn” của Thức cũng dành những lời động viên dành cho Thức và khuyên Thức nên kiên định con đường đã chọn. Khuyên và nói về Thức là thế nhưng mới đây, trong 1 bài phỏng vấn trên VOA thì nhà cựu dân chủ này không ngại nói ra khả năng Thức sẽ được thả để chữa bệnh như những chuyện đã từng xảy ra với các nhân vật được cho là “tù chính trị” khác như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần…

Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định khi bị xét xử vào tháng 1/2010 (Nguồn: FB)

Lê Thăng Long nói: “Thời gian qua, một số nhà hoạt động và nhà quan sát nêu ra khả năng chính quyền Việt Nam tuy không đặc xá cho ông Thức song có thể sẽ thả ông với lý do “để chữa bệnh”.

Về khả năng này, ông Lê Thăng Long nói đã có tiền lệ là nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ được thả theo hình thức như vậy vào tháng 4/2014 và ông Vũ đã ngay lập tức bị đưa đi Mỹ tị nạn chính trị.

Lưu ý rằng ông Trần Huỳnh Duy Thức đã nhiều lần từ chối việc được thả tù kết hợp với phải đi nước ngoài, một điều có thể gây khó xử cho phía chính quyền, ông Long vẫn đưa ra nhận định rằng ông “để ngỏ” khả năng là ông Thức được thả “để chữa bệnh”. 

Nhận định của Lê Thăng Long hoàn toàn phù hợp với những điều đã được phân tích trước đó. Rằng, đúng là có việc phái đoàn ngoại giao Đức, Eu tiếp cận Thức với lời đề nghị sang Đức sinh sống khi được phóng thích. Tuy nhiên, đứng trước cơ hội mà không phải ai cũng được mời gọi này Thức đã bỏ qua nó chỉ vì mong muốn được sang Mỹ hơn là sang Đức sinh sống. Vì thế Thức đã từ chối một cách khá kiên quyết kèm theo những tuyên bố mà không phải ai cũng dám nói ra.

Sau chuyện ấy, cứ ngỡ phái đoàn Mỹ hay một quốc gia khác sẽ tiếp cận và có thể khi đó Thức sẽ nhận lời để được ra đi. Nhưng dường như mọi thứ không như Thức chọn khi người Mỹ vẫn dửng dưng trước Thức vì một thứ nguyên tắc dù không thành văn nhưng bất cứ quốc gia nào cũng phải thực hiện: Họ sẽ không tiếp cận đối tác mà quốc gia khác đã tiếp cận.

Chờ đợi, sự khổ ải của cuộc sống người tù đã làm Thức nảy ý định xin đặc xá bởi biết đâu điều đó sẽ thành hiện thực; được tự do thì xuất cảnh sang quốc gia mình thích không phải là điều gì quá khó. Nhưng điều đó không dễ dàng với Thức bởi cho đến nay, Thức vẫn khẳng định mình vô tội, và điều này thì sẽ không thể thuộc diện đặc xá. Đặc xá chỉ xảy ra khi người đó thực thà nhận thức được hành vi của mình, còn Thức thì không.

 

Cơ hội trôi qua, đặc xá không thành và Thức đã “tuyệt thực”. Tất nhiên, mục đích không ngoài để ra đi. Và khi mà mọi con đường đang khép lại thì không còn cách nào khác, Thức đã phải cậy nhờ tiếng nói của những người như Lê Thăng Long để được ra đi.

Hiện tại chưa thể nói gì về khả năng được ra đi của Thức. Nhưng điều rõ ràng là Thức đang phải cậy nhờ và đám bên ngoài cũng đang cố gắng vận động để Thức được ra đi. Cái tuyên bố “đấu tranh này là trận cuối cùng” và ở lại để đấu tranh của Thức có thể sẽ trở thành vết nhơ, chi tiết để thiên hạ dè bỉu về ý chí của các nhà dân chủ khi rơi vào cảnh lao lí.

Theo Nghệ An Thời Báo