Ai là anh Tám, chú Tư đứng sau sự b.à.nh tr ướng của các nhà thầu Trung Quốc?
Chưa bao giờ nỗi lo Trung Quốc x.â.m lấn lãnh thổ, văn hóa, kinh tế của Việt Nam bằng lúc này. Bắc Kinh dường như đang ngày càng ra mặt xác định ý đồ bá quyền của họ đối với một đất nước có truyền thống chống gi.ặ.c x.âm lăng từ phương Bắc hàng ngàn năm qua.
Trong một bài viết được xem là can đảm của VTC vừa qua với tựa đề: “Người Trung Quốc mở sào huyệt cờ bạc, công xưởng ma túy ở Việt Nam: An ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ bị đ.e d.ọ.a” đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về sự lỏng lẻo, nếu không muốn nói là bao che cho những tiêu cực do người Trung Quốc mang vào đất nước, nhưng hầu như các chính quyền địa phương đều mũ ni che tai cho những sai trái có tính hệ thống khiến đất nước chảy m.á.u vừa lực lượng lao động vừa nguồn lợi kinh tế, cho đến sự tác hại không thể đoán định về quốc phòng lẫn môi trường sống.
Trả lời VTC News về vấn đề này, ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho rằng, để các tổ chức tội phạm Trung Quốc hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam như vậy cho thấy có sự yếu kém của các cơ quan quản lý, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng, đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
Tuy nhiên xét về mặt nghiêm trọng thì có lẽ những biểu hiện mà tờ báo nêu ra không khó để công an giải quyết nếu chủ trương nhất quán về việc bảo vệ kinh tế lẫn lãnh thổ. Cái khó nhất làm cho lực lượng bảo vệ chính trị là những cú phone mà người gọi thường được xưng là Anh Tám, Chú Tư hay một người ẩn mặt nào đó nhưng tiếng nói của họ có thể khiến cho cả guồng máy tê liệt, hoăc ít ra cũng lạc mất dấu tội phạm mà lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra.
Những Anh Tám, Chú Tư ấy không những chi phối các vấn đề nho nhỏ xảy ra ở phường xã hay quận huyện, mà những ý kiến ấy càng quyền lực nhất là những vấn đề có yếu tố Trung Quốc.
Việt Nam trong thế kỷ 21 không còn lạc hậu như thời kỳ đổi mới nữa nhưng vẫn còn nhan nhản hình ảnh khó chấp nhận của những công trình vừa khai trương đã hư hỏng hay sụp đổ toàn bộ. Hàng ngàn kỹ sư tốt nghiệp hay tu nghiệp từ các nước tư bản tỏ ra bất lực trước tệ nạn này khi nghề nghiệp, khả năng của họ không được tận dụng vì tất cả công việc ấy được giao cho những sân sau của nhóm lợi ích mà tiếng nói trực tiếp hay gián tiếp của Anh Tám, Chú Tư không ai dám cãi.
Kết quả nhãn tiền cho thấy mọi dự án, chương trình đấu thầu hay công trình xây dựng nếu có sự nhúng tay của Trung Quốc đều thất bại. Tiền càng lớn thì thất bại càng to, sự thật ấy như một vết thương làm nhức nhối xã hội trong khi người trách nhiệm trực tiếp lại không hề hấn gì, an nhàn làm việc, an nhàn hưởng thụ và an nhàn hạ cánh.
Chỉ nói riêng về cầu đường thì sự phá hoại của đồng tiền Trung Quốc tỏ ra không mệt mỏi khi tấn công kinh tế Việt Nam. Cứ 100 đồng bạc mà ngân hàng Trung Quốc cho Việt Nam vay họ sẽ lấy lại 12 đồng tiền lời, 8 đồng phí bôi trơn và 5 đồng lại quả từ đối tác Việt Nam.
Số tiền còn lại Việt Nam nắm trong tay là 75 đồng sẽ được phân phối cho nhà thầu 50 đồng, các Anh Tám Chú Tư 15 đồng, cò ke nhỏ lẻ 5 đồng và nhóm người vận động cho dự án là 10 đồng. Cứ nhẩm tính như vậy để thấy rằng tại sao bất cứ Bộ trưởng Giao thông nào cũng sống chết đòi nhà thầu Trung Quốc cho bằng được bất kể hậu quả trước mắt về lâu về dài hay ngay lập tức họ cũng không quan tâm. Những quan tâm lớn nhất đối với họ là Anh Tám Chú Tư có đồng thuận hay không và khi nhận được một cái gật đầu bạc tỉ thì dự án coi như xong, không còn bàn cãi gì nữa.
Câu chuyện về tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là một thí dụ điển hình nhất cho câu chuyện đường xá tại Việt Nam có liên quan tới Trung Quốc.
Có thể nhiều người lầm tưởng rằng cứ làm ra 1 Km đường thì nền kinh tế cũng theo đó mà phát triển. Nhưng làm 388 Km đường sắt mà không có luận chứng phương án này sẽ gặt hái thành quả kinh tế vĩ mô thì xem ra chỉ có chính quyền Việt Nam mới có can đảm nghĩ ra một dự án liều lĩnh và đầy nghi ngờ như thế.
Chiều 14/11, bên lề hội nghị Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN lần thứ 25, Việt Nam đã có cuộc họp song phương với Trung Quốc, cho biết đang hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối với Trung Quốc phục vụ cho vận tải hàng xuất nhập khẩu. Và theo đó, vận tải đường sắt cũng có nhiều tiềm năng với hai tuyến liên vận Hà Nội – Đồng Đăng – Bắc Kinh, Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh phát triển cả vận tải hàng hóa, hành khách.
Thật ra nếu phân tích đến tận cùng thì một mình Bộ GTVT không thể quyết định được. Những anh Tám, Chú Tư đứng sau đã nhất trí phát triển “Một vành đai, một con đường” dùm Trung Quốc tại Việt Nam. Trung Quốc muốn có 2 con đường, thứ nhất là Lào Cai – Hải Phòng để kết nối với Quảng Tây, Vân Nam của họ; thứ 2 là con đường từ Quảng Ninh đi xuống phía Nam.
Mọi thứ sẽ thông qua như đã từng thông qua trước đây. Trong câu chuyện này, anh Tám Chú Tư vĩnh viễn là một ẩn số mặc dù đồng tiền mà anh và chú đã nhận là những con số rất lớn và rất kín.
RFA