Yêu nước trên mạng xã hội trước hết phải là người đọc có trách nhiệm
Đừng đổ lỗi cho mạng xã hội hay Internet bởi vì tin giả hay thông tin có nội dung xấu trở thành “hot trend” đều xuất hiện từ những việc quan tâm một cách thái quá, rơi vào những bẫy tâm lý, những định hướng dẫn dắt người dùng theo những vấn đề, sự kiện được nhiều người quan tâm, có tính chất độc lạ, câu khách và dễ đánh trúng tâm lý tò mò.
Cách đây hơn 15 năm trở về trước, khi mạng xã hội chưa bùng nổ ở Việt Nam, những tin tỉn giả thường chỉ là những đồn thổi, những câu chuyện được “buôn” ở quán nước, vỉa hè, phạm vi không gian của nó chỉ giới hạn trong một vài con phố, con làng nhỏ.
Sự lan truyền thông tin giả trươc đây thông qua “cơ chế thì thầm” được truyền tai, phụ thuộc cả vào độ uy tín của người đưa tin và người tiếp nhận thông tin. Thì ngày nay, những tin giả trên mạng xã hội lại được thông qua cơ chế công khai, tự do của môi trường không gian mạng và tốc độ lan truyền của Internet bằng những cú click chuột đơn giản.
Theo mặc định của các trang mạng xã hội, sẽ có những cái like (yêu thích), “view” (lượt truy cập), comment (bình luận), “share” (chia sẻ)… để người dùng có thể tương tác với các bài viết của các trang, các cá nhân trên mạng xã hội. Với những sự tiện ích và đơn giản hóa vấn đề như thế, đã làm cho tin giả có nhiều cơ hội phát triển trên môi trường không gian mạng. Khiến ngay cả những trang mạng xã hội lớn nhất thế giới như Youtobe, Facebook,… cũng phải đau đầu vì ngày ngày phải đối diện với lượng thông tin quá lớn trên không gian lưu trữ và truyền tải dữ liệu của các trang.
Trong thời đại phát triển như hiện nay, chúng ta không thể ngăn chặn tin giả một cách triệt để, không thể có cơ chế của quốc gia nào có thể kiểm soát và ngăn chặn được tình trạng này. Bởi không gian mạng vốn là “sân chơi” toàn cầu, không một quốc gia nào có thể “bế quan tỏa cảng” với các thông tin trên mạng, kể cả là Trung Quốc quốc gia đang có những kiểm soát thông tin cực kỳ nghiêm ngặt. Chưa có một thứ vacxin nào có thể ngăn chặn hữu hiệu được thông tin trên mạng xã hội, để “phòng bệnh” tin giả cho mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Cách đây hơn một tháng, một cô giáo bị bắt quả tang vào nhà nghỉ với học sinh của mình, clip do chồng của cô giáo đăng tải lên mạng xã hội, nhanh chóng đã được phát tán trên mạng và tạo nên những làn sóng phê phán đạo đức thầy và trò.
Ít ngày sau khi clip đó được phát tán, khi nhiều báo chí vào cuộc xác minh vụ việc thông qua nhà nghỉ, phụ huynh hoạc sinh, đã đưa ra kết luận phủ nhận nghi ngờ về mối quan hệ tình ái giữa cô giáo và học sinh này. Dư luận ngay sau đó đã “đổi chiều” để quay sang chỉ trích và lên án người chồng, đã có biểu hiện dàn dựng. Nhưng đến một thời gian ngắn sau, khi clip cô giáo quỳ gối xin lỗi người chồng, sự việc lại được sáng tỏ, thì dư luận mới biết rõ sự tình đúng là cô giáo đã có vào nhà nghỉ với học trò của mình.
Một câu chuyện, dư luận phải đối diện với rất nhiều thông tin, không rõ sự thật, không biết đúng sai, vì sự phát triển của mạng xã hội, những nguồn tin dồn dập, liên tục, những tin giả được tung ra trong khi những tin thật, sự việc thật đang im lặng. Thì người dùng mạng xã hội, hay còn gọi là dư luận đã vô tình trở thành “con mồi” của mạng xã hội, của những người có thể lợi dụng trục lợi những like, bình luận, chia sẻ của người dùng.
Hay vụ ly hôn đỉnh điểm của một đôi vợ chồng đại gia, hàng loạt bài báo đã miêu tả công sức đóng góp với khối tài sản chung, nỗi đau của người vợ suốt 5 năm, người chồng bỏ bê gia đình, công ty lên núi để rèn luyện những thứ niềm tin tôn giáo kỳ lạ. Một tuần sau, lại có hàng loạt những bài báo lại đăng tải thông tin người chồng vẫn tỉnh táo, có trách nhiệm và những câu nói “đỉnh cao” đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Sau đó, hàng loạt bài báo khác lại nói về nỗi khổ của người vợ, khi phải cống hiến cả tuổi thanh xuân cho gia đình, cho công việc, phía gia đình người vợ đã giúp sức người chồng nhờ vào sự giàu có. Tiếp theo sau đó thì lại có hàng loạt các bài viết trên mạng xã hội kể lể về vai trò của người chồng, những nỗ lực đi lên từ hai bàn tay trắng trong quá trình khởi nghiệp.
Hai câu chuyện trên, chính là những minh chứng cho thấy hiện nay những tin tức, bài báo, được đăng tải trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua, đã khiến dư luận phải đặt mình trong một không gian, một môi trường đa chiều, khó mà có thể điều kiển được cảm súc, tình cảm của mình và dễ thay đổi nếu có những thông tin khác dẫn dắt bằng lối viết cuốn hút.
Tin giả trên mạng xã hội đã chuyển thành những bước tiến mới, khi chúng được “sản xuất” bởi những cách có dụng ý, nhằm điều khiển nhận thức và hành động của người đọc. Đó chính là những tin giả về tình trạng bắt bóc, mổ nội tạng trẻ em, tin thịt lợn bệnh, lợn bẩn được tung ra ở vùng chưa bị dịch,… Điều này đã gây ảnh hưởng tới tâm lý người dùng mạng xã hội, những hoang mang cho người nông dân, những nguy hiểm về mặt kinh tế, xã hội.
Tin giả còn được “sản xuất” để phục vụ động cơ và mục đích chính trị, tung tin để tấn công đối thủ chính trị, tấn công tổ chức Đảng, Nhà nước, những chính khách, nguyên thủ quốc gia… thông qua những trang web, trang fanpage được các thế lực phản động cố tình xây dựng.
Không những thế, thậm chí một trang facebook giả danh Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây đã xuất hiện với những nội dung chỉ đạo các cơ quan báo chí. Xuyên tạc đi những nội dung, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gây hoang mang trong dư luận.
Hiện nay, nhiều trang website giả lập, đã được các đối tượng phản động xây dựng giống trang thật, với những bố cục của website hoàn toàn giống nhau để nhằm tạo nên những tin giả có tính “chuyên nghiệp” và gây ra sự hiểu lầm cho người đọc.
Các trang Facebook, trang website giả mạo này được duy trì đều đặn, trộn lẫn những thông tin thật và giả, nhằm bẻ cong, bóp méo, bịa đặt các thông tin sai sự thật, mang nặng tư tưởng chống đối. Làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gây nên tư tưởng hận thù, chia rẽ, kêu gọi các hành vi bạo động, lật đổ chính quyền.
Bên cạnh các thông tin giả mạo chính là các chiêu bài diễn biến hòa bình, những tư tưởng của các cá nhân nhân danh nhân quyền, dân chủ để tuyên truyền các thông tin phủ nhận thành tựu đất nước, bôi xấu chế độ, lãnh tụ, xúc phạm tới tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Trên thế giới và ở ngay cả tại Việt Nam, đã có không ít những hậu quả nghiêm trọng do chính tin giả, tin xấu gây ra. Một cuộc bạo động đẫm máu nổ ra từ những tin tức gia, một thể chế lung lay vì tin giả, một cá nhân tự tử vì tin giả xúc phạm danh dự nhân phẩm, một cuộc bầu cử kéo dài hơn 10 năm vì những tin tức gây chia rẽ,…
Không thể nào đối mặt với những tác hại, hậu quả nhãn tiền đó, để ngăn chặn kịp thời tin giả, để môi trường mạng là một môi trường trong sạch, những cá nhân, những công dân được sống an lành trong môi trường đó. Thì trong mỗi chúng ta cần phải làm tổng lực, bằng mọi giá, làm nghiêm và mạnh, với trách nhiệm của một công dân yêu nước, có “đầu lạnh và trái tim ấm nóng” để phá hủy những thuyết âm mưu, những mưu đồ chính trị, vì lợi ích cá nhân chà đạp lên lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc, quốc gia.
Yêu nước thời đại 4.0, không chỉ là lên mạng nói với cộng đồng rằng: “Tôi là một người yêu nước”, mà khi thấy đúng thì không bảo vệ, thấy sai thì không lên tiếng. Mỗi một công dân yêu nước trong từng thời đại, từng hoàn cảnh lịch sử đều hoàn toàn khác nhau. Thời đại hiện nay là thời đại và kỷ nguyên công nghệ số, yêu nước đôi khi giản đơn hơn những việc cầm súng ra chiến trường rất là nhiều, yêu nước trên mạng xã hội đơn giản chỉ là tỉnh táo và dám phản biện những tin tức giả mạo.
(Theo Butdanh.net)