Xin mời Thủ tướng Singapore nghe lại chuyện cũ về Polpot

Thật kỳ lạ, khi mà 70 người bị chết cho rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học, các nước phương tây đồng loạt nhảy vào cuộc chiến Syria, nhưng gần 2 triệu người chết tại Campuchia vào những năm 70 của thế kỷ 20, cả thế giới im lặng.

Có một sự thật là, trước việc Việt Nam thống nhất vào năm 1975, một số cường quốc lấy làm không vui và muốn chia rẽ Đông Dương, biến Lào và Campuchia trở thành đối trọng của Việt Nam và gây áp lực, kìm hãm Việt Nam. Sau năm 1979, lực lượng Khơme Đỏ “sống dai” ở vùng biên giới phía Tây của Campuchia và tiếp tục chống phá chế độ dân chủ mới thành lập ở nước này. Nhằm phá hoại cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương, một số quốc gia châu Á và phương Tây đã gia tăng viện trợ ngầm cho tàn quân Khơme Đỏ.

Kỳ lạ hơn, chiếc ghế của “Campuchia Dân chủ” trong Liên Hợp Quốc vẫn được giữ sau khi Khơme Đỏ đã phạm nhiều t ội á c và bị lật đổ. Nhiều nước tiếp tục coi chính thể Campuchia Dân chủ là đại diện duy nhất của Campuchia. Và đến tận những năm gần đây, việc xét xử các trùm diệt chủng Khơme Đỏ vẫn diễn ra và gặp khó khăn do sự cản trở của các thế lực từng đứng đằng sau hà hơi tiếp sức cho chế độ g iết người này. Về phía Campuchia, những tàn dư quân của chế độ Khơme Đỏ vẫn thường xuyên tuyên truyền những tư tưởng cực đoan của mình, đặc biệt là những tư tưởng bài người Việt.

Chẳng lạ gì khi trước đó cũng từng có kịch bản tương tự, Hitler trở thành tên đồ tể khét tiếng một phần là vì đã được nhiều thế lực tiếp tay. Tại nước Đức, Hitler trở thành quốc trưởng sau khi được giới tư bản nước này bật đèn xanh. Sau đó y xâm chiếm được một loạt nước châu Âu vì nhận được sự thỏa hiệp của các nước phương Tây muốn nước Đức Quốc xã nhanh chóng đưa quân đánh Liên Xô.

Tình hình ở Campuchia có một số nét tương đồng. Tập đoàn Pol Pot đã phạm những tội ác tày đình trong suốt 4 năm cầm quyền (1975-1979) nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn công nhận chúng, dửng dưng trước các tội ác đó và thậm chí còn ra sức hậu thuẫn cho Khơme Đỏ kể cả sau khi chúng đã bị lật đổ. Chính vì có bàn tay “bảo kê” nên dù dân số Campuchia năm 1978 chỉ có khoảng 7 triệu người so với khoảng 50 triệu dân của Việt Nam, Khơme Đỏ vẫn liều lĩnh dốc gần toàn lực để đánh sang lãnh thổ Việt Nam – một đất nước giàu kinh nghiệm trận mạc. Giới nghiên cứu quốc tế cũng ghi nhận có nhiều “cố vấn” nước ngoài hiện diện trong quân đội Khơme Đỏ thời kỳ xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam.

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin nhận xét: “Trong khi nhân dân Campuchia đang phải hứng chịu bao đau khổ thì có nhiều nước trên thế giới tự cho mình là người bảo vệ công lý, tôn trọng nhân quyền và quyền tự do bày tỏ chính kiến nhưng họ đã không đoái hoài, không đến giúp giải phóng nhân dân Campuchia chúng tôi thoát khỏi chế độ dã man này”.

Hiện nay, một số lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia, đứng đầu là Sam Rainsy, ra rả nói xấu Việt Nam và tình hữu nghị giữa 2 nước, ra sức kích động hằn thù dân tộc giữa 2 bên và có biểu hiện đi lại vào vết xe đổ của chế độ Pol Pot năm xưa.

Nhưng nhân dân Campuchia chắc chắn sẽ tỉnh táo đi theo con đường đúng đắn, kiên trì xây dựng đất nước mới, và tăng cường đoàn kết với các nước láng giềng, tránh cạm bẫy chia rẽ th âm đ ộc của các thế lực thù địch.