Xác định kẻ thù Trung Quốc xâm lược: Ý chí đã quá rõ ràng!
Trong bối cảnh Trung Quốc thách thức cả luật pháp quốc tế khi không ngừng ngang ngược đưa lực lượng xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời tự trút bỏ “tình hữu nghị thiêng liêng” giữa hai nước trong nhiều tháng qua, trong phiên khai mạc Hội nghị TƯ 11 qua, TBT – CTN Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra chỉ thị đặc biệt: “Phải tập trung vào vấn đề Biển Đông”. Đây không đơn thuần là một chỉ thị, mà là một sự lưu ý, một mệnh lệnh yêu cầu tăng cường cảnh giác với Trung Quốc, đồng thời là thông điệp “đanh thép” mà Tổng Bí thư muốn gửi tới Trung Quốc: Việt Nam quyết không bỏ qua cho hành động ngang ngược này!
Qủa thật, lời tuyên bố không còn gói gọn trong những cuộc “họp bàn” của Trung ương trong phòng kín, không chỉ là “lưu tâm” đến Biển Đông như báo chí thường cân nhắc đưa tin, mà là “tập trung” vào vấn đề Biển Đông, nghĩa là tập trung đối phó với cuộc xâm lược của quân xâm lược Trung Quốc.
Đó là cuộc chiến tranh không tiếng súng chiếm Đông Hoàng Sa năm 1956. Đó là cuộc chiến tranh súng đạn chiếm Tây Hoàng Sa năm 1974 và bảy đảo chìm nổi ở Trường Sa năm 1988. Sau Gạc Ma 1988, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến tranh không cần tiếng súng mà có thể chiếm trọn Biển Đông. Không nhận thức đúng sẽ không có chiến lược đối phó đúng. Phải nhận diện kẻ thù, nhận thức đúng rằng Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự trên Biển Đông thì chúng ta mới có thể có hành động tương xứng để đối phó.
Đứng trước bàn cờ lợi ích của đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng đang nhận ủy thác của lịch sử để từng bước tách dần khỏi Trung Quốc. Cho đến lúc này, theo thông tin nhận được, việc chuẩn bị chuyến đi Mỹ của ông Trọng đang diễn ra rất tích cực. Các đoàn đến Mỹ để chuẩn bị, ngoài đoàn của Bộ trưởng Tô Lâm như chúng ta biết vừa qua, và nay là chuyến tiềm trạm của ông Phạm Bình Minh và còn có các đoàn khác không công bố của những chính khách quan trọng.
Xác định Trung Quốc là kẻ thù xâm lược – ý chí này có lẽ đã có từ rất lâu trước khi Tổng Bí thư huấn thị “tập trung” vào vấn đề Biển Đông. Bởi lẽ, một bản tin từ VOA cho biết danh sách các nước ký cam kết với Trung Quốc trong thượng đỉnh “Vành đai con đường” vừa qua không có tên của Việt Nam mà chỉ bao gồm Ý, Peru, Barbados, Luxembourg, Peru và Jamaica, tránh được sự dính líu sâu thêm vào Trung quốc.
Thêm nữa, trên cương vị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng nhiều lần cự tuyệt lời mời “thăm hữu nghị” Trung Quốc của Tập Cận Bình. Thậm chí, một lời đồn đoán trên mạng còn cho rằng, rất có thể vừa qua ông Trọng chỉ giả vờ ốm để hủy chuyến đi Trung Quốc, tránh việc Bắc Kinh ngọt ngạt “đưa vào thế” ép lãnh đạo ta phải ký vào một số văn kiện nào đấy mà Trung Quốc đã kỹ lưỡng chuẩn bị. Nếu đó chỉ là những hợp đồng kinh tế đơn thuần, câu chuyện chẳng có gì để nói. Nhưng nếu lẫn trong đó là những điều khoản chính trị quan trọng, như nhún nhường Trung Quốc trên biển Đông, hợp đồng mở đường cho BRI vào Việt Nam, “lót ổ” cho việc thành lập 3 đặc khu kinh tế thì sẽ tạo ra mối đe dọa rất lớn. Ký hay không ký là một quyết định hệ trọng, vì thế cách tốt nhất là khước từ với lý do mà phía TQ không thể làm gì hơn.
Trong bối cảnh này, Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn chắc chắn là có lợi cho hiện tình đất nước, khi luôn bị nước láng giềng Trung Quốc to con lớn xác, hăm he, bắt nạt. Việc ông Trọng vượt Đại Tây Dương để thắt chặt, nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ lúc này sẽ mở ra một thời kỳ mới cho đất nước.
Ai quan tâm đến chính trường VN sẽ rõ, trong vài tháng trở lại đây, phía Mỹ cũng không hề giấu diếm, tấp nập như thế là để chuẩn bị cho chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có câu “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Việt Nam kiên quyết là một nước độc lập, không liên minh nước này chống lại nước khác. Nhưng ta cần một sức mạnh như thế khi cần thiết để ứng phó với hành động hung hăng côn đồ của Trung Quốc. Nói thẳng ra, lời huấn thị của người đứng đầu Bộ Chính trị, lời khẳng định của người đứng đầu Đảng và Nhà nước chính là một lời tuyên bố: “Trung Quốc đã “vứt bỏ” tình đồng chí, láng giềng khi hiện rõ ý định xâm chiếm Bãi Tư Chính thì Việt Nam cũng mạnh mẽ đối đầu mọi thế lực ngoại bang.”
Lan Anh