Việt Nam – Trung Quốc: Đối diện không đầu hàng và nay cơ hội đã đến

Hành động gây hấn ở biển Đông của TQ đã kéo dài hàng bao năm, nhưng trước sự bành trướng của một nước lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự, VN không hề đầu hàng mà còn có nhiều kế sách đối phó khôn ngoan. Nay TQ lợi dụng dịch bệnh cố tình làm tình hình nơi đây phức tạp hơn bất chấp mối quan hệ ngoại giao của hai nước. Và nay TQ xâm chiếm Hoàng Sa, lộng ngôn trong vụ đâm chìm tàu cá của Việt Nam, đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại. Đúng là chúng ta càng nhân nhượng TQ càng lấn tới, phải chăng VN đã đến lúc nên hành động?

Trung Quốc thực sự là một thế lực mạnh mẽ, bởi nước này hiện có lực lượng dân quân hàng hải lớn nhất thế giới với 762.000 tàu có động cơ, trong khi đó, Việt Nam chỉ có 8.000 tàu. Theo Lầu Năm Góc, phía Trung Quốc có khoảng 2,1 triệu ngư dân và 439.000 thuyền máy. Nhà nghiên cứu hàng hải quốc phòng Derek Grossman cho rằng: “Hà Nội có thể bị bỏ lại phía sau vì những con số đó là không thể bắt kịp”.

Để đối phó với một kẻ khổng lồ như thế, VN luôn áp dụng nhiều chính sách mềm dẻo để không ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao của hai nước, nhưng TQ thì càng ngày càng lấn tới. Đỉnh điểm khi dịch viêm phổi Vũ Hán làm ảnh hưởng toàn cầu và VN đang căng mình chiến đấu thì TQ xua quân ra biển Đông làm loạn. Trung Quốc khai thác hàng trăm mét khối khi metan, dựng trạm nghiên tại khu vực đá Subi và đá Chữ Thập, đâm tàu cá của Quảng Ngãi, rồi đưa cả tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay lại biển Đông….

Từ những động thái trên, có thể thấy ngay sau khi tình hình tại Trung Quốc giảm bớt, nước này đã liên tiếp cho triển khai nhiều hoạt động quân sự tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng. Điều đó cho thấy Bắc Kinh luôn nuôi tham vọng độc chiếm bằng được Biển Đông. Nếu TQ thành công, thì VN và các nước Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ bị mất quyền đánh bắt cá và khai thác dầu khí ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Trước vấn đề trên tiến sĩ Anders Corr, một chuyên gia về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng Việt Nam cần có một chiến lược mới: Một là liên minh với các quốc gia có thể răn đe Trung Quốc ở mức cao nhất là răn đe hạt nhân, ví dụ như với Mỹ, Pháp và Anh; Hai là liên minh với các quốc gia có đủ năng lực triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự thông thường (quy ước) để răn đe Trung Quốc, ví dụ như Hoa Kỳ. Theo tiến sĩ Anders Corr, chỉ có Hoa Kỳ mới có tất cả các điều kiện để trở thành một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ sức chống lại Trung Quốc.

Trước giờ Việt Nam được đánh giá là quốc gia duy nhất sử dụng biện pháp mềm dẻo nhằm “ngáng” đường Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi các quốc gia khác có sự trợ giúp của phương Tây như Philippines phải chấp nhận mất bãi cạn hoặc như Indonesia, Malaysia thậm chí có thể chấp nhận “buông Biển Đông” thì Việt Nam lại đưa vấn đề Biển Đông ra trước Liên Hợp Quốc ngay đầu năm 2020, vụ việc này khiến phía Trung Quốc ngỡ ngàng và “trở tay không kịp”. Qua đây cho thấy dù có đồng minh thì cũng bị TQ nuốt chững. Không chỉ là hiện nay mà trước đó, VN đã có nhiều hành động mạnh mẽ, thế nhưng trước sự hung hăng của TQ, liệu VN nên có tranh thủ những ủng hộ của các nước để không bị đơn độc?

Hiện nay VN đã nhận được sự mạnh mẽ từ các nước châu Âu đặc biệt là Mỹ. Tuy Mỹ bận chống dịch nhưng Bộ Ngoại giao nước vẫn lên tiếng chỉ trích TQ đâm chìm tàu cá của VN. Không chỉ Bộ Ngoại giao mà 5 nghị sĩ nước này cũng đã lên tiếng. Thượng nghị sĩ Cộng hòa của bang Arkansas, Tom Cotton người thứ 5 bày tỏ: “Trung Quốc tấn công các ngư dân để thực thi các yêu sách bất hợp pháp trên Biển Đông. Mỹ đứng về phía đồng minh và đối tác của mình tại Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, trong việc bảo vệ công dân và chủ quyền của họ khỏi sự hung hăng của Trung Quốc”. Không chỉ vậy Bộ Quốc phòng nước này cũng tuyên bố lập lại trật tự ở biển Đông. Vì sao VN lại nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình như thế mà TQ không bao giờ có được điều này? Phải chăng chính nghĩa đang ở bên ta, nên thế giới cùng sát cánh, còn thậm độc thủ đoạn thì mọi người xa lánh?

Từ trước đến nay VN vẫn thể hiện lập trường trung lập trong các vấn đề vấn đề ở biển Đông. Nhưng trước tình hình căng thẳng leo thang như hiện nay, phải chăng đã đến lúc VN phối hợp với các nước để kìm hãm dã tâm bành trướng lãnh thổ và độc chiếm biển Đông của TQ?

Tâm bão