Từ vụ ông Bùi Quang Tín “chết bất thường” lộ những mặt tối “bẩn thỉu” của Đại học Ngân hàng

Cái chết của ông Bùi Quang Tín, cựu giảng viên trường Đại học Ngân hàng là dịp để nhiều người bàn tán xôn xao về ngôi trường lớn này.

Dư luận không chỉ chú ý tới ông Trần Việt Dũng – viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế của trường đã không tuân thủ chỉ thị của Thủ tướng, đang chống dịch COVID-19 còn tổ chức ăn nhậu; Tụ tập đông người trong thời gian chính phủ yêu cầu giãn cách xã hội. Ai cũng học thức cao và hiểu thế nào là nguy hiểm, trước nhất tụ tập đông người đã là không thể chấp nhận nổi dù bất kì lý do gì. Đại học Ngân hàng còn “nổi tiếng” vì từng có vị lãnh đạo trường ép học viên cao học đi nhậu làm công tác vui vẻ, rồi có những hành động nhạy cảm với phụ nữ, rồi còn ưu ái bổ nhiệm vợ mình. Không nhẽ đây là ngôi trường dạy ra những con người chỉ biết tụ tập ăn nhậu, rồi dùng bia rượu, nhan sắc để đạt được mục đích cá nhân, là nơi để gia đình, họ hàng thăng quan tiến chức? Muốn làm ngân hàng là phải có những kỹ năng đó sao?

Để ngành ngân hàng Việt có được một bản danh sách dài với hàng loạt đại án: vụ Bầu Kiên Ngân hàng Á Châu (ACB), trưởng phòng giao dịch của VietinBank Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, vụ án đình đám xảy ra tại OceanBank khiến cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm phải lĩnh án chung thân, 34 cán bộ ra tòa; đại án Phạm Công Danh của Ngân hàng Xây dựng (VNCB);… không thể không có sự góp sức của nơi đã sản sinh ra những con người này, mà Đại học Ngân hàng TP.HCM cũng là một trong những cái lò đào tạo ra họ.

Phó Giáo sư Lý Hoàng Ánh – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh từng tốn không ít bút mực của báo chí khi bị tung ra hàng loạt hình ảnh nhạy cảm của ông với một người phụ nữ mặc áo sơ mi trắng, trông chỉ đáng tuổi học trò của ông nhưng ông loại quàng tay ôm thắm thiết. Chỉ từ bức hình đó, người ta mới đào sâu và phát hiện Phó Giáo sư Lý Hoàng Ánh là người hay ép các học viên cao học của trường đi nhậu. Đó là lý do ngành ngân hàng VN sau này nổi tiếng với kiểu đi tiếp khách, tửu lượng cao mới kiếm được hợp đồng chăng?

Để rồi từ vụ việc bung bét này, mới lộ ra chuyện ông Ánh có nhiều sai phạm như bổ nhiệm Kế toán trưởng vượt thẩm quyền, tuyển dụng vợ, tuyển dụng người nhà sai quy định, điều động và luân chuyển cán bộ trái quy định….

Cụ thể, nắm được chiếc ghế Hiệu trưởng một trường Đại học có tiếng nhờ chức danh “Phó Giáo sư” ông Ánh đã tìm cách đưa vợ của mình là bà Lê Thị Chúc L. được đặc cách vào biên chế, vị trí chuyên viên Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ mà không qua thi tuyển, hệ số lương khởi điểm là 3,66, và dù bà L. chỉ mới có trình độ Thạc sĩ.

Bị mất việc vì quá trình tái cơ cấu của Ngân hàng Xây dựng, chồng bà Ánh đã tìm cách đưa vợ vào Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ dù chưa từng trải qua kinh nghiệm công tác ở vị trí chuyên viên một trường Đại học hay Viện nghiên cứu. Ngay sau khi tuyển dụng bà L., ông Ánh đã chỉ đạo lót gạch lại toàn bộ Viện nghiên cứu Khoa học và công nghệ để bưng bít vụ việc.

Ngoài việc tuyển dụng vợ sai qui định; “đẻ” ra chức danh trợ lý ban giám hiệu; chi sai một số khoản thù lao nghiên cứu khoa học… Đặc biệt, Thanh tra còn phát hiện việc ông Ánh khai man lý lịch. Theo xác minh, lý lịch cán bộ công nhân viên năm 1990, bằng tiến sĩ được cấp năm 1999 và CMND được cấp năm 2005 đều ghi ông Ánh sinh năm 1962. Trong khi giấy công nhận phó giáo sư năm 2008, hồ sơ bổ nhiệm hiệu phó, hiệu trưởng, lý lịch khoa học và các giấy tờ khác liên quan đến ông Ánh sau năm 2008 đều ghi năm sinh 1964.

Liệu cái bằng Phó giáo sư của ông Ánh có thực sự là từ năng lực, sự rèn luyện tri thức mà có hay là bằng của người khác được chỉnh sửa lại nên thông tin năm sinh đều khác với CMND? Nếu ngay trong khâu tuyển chọn Phó Giáo sư, Giáo sư đã có kẽ hở như vậy thì làm sao đào tạo ra được những con người thực sự tài năng, trung thực, tâm huyết với nghề?

Một ngân hàng lớn như vậy, lại để rơi vào tay một kẻ có nhân phẩm đạo đức và tư cách như vậy thì ngành ngân hàng VN sẽ cho ra lò những con người như thế nào? Cậy quyền cậy chức là làm bậy đưa toàn người nhà họ hàng lên thống trị để dễ bề tham ô thao túng gây bè phái chia rẽ nội bộ, đó là cách ngân hàng hoạt động?

Mặc dù ông Ánh đã bị cách chức vì những hành vi sai trái của mình nhưng thế hệ sau của ông, tiêu biểu là ông Trần Việt Dũng – viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế của trường Đại học Ngân hàng cùng các vị có mặt trong buổi tụ tập ăn nhậu dẫn tới cái chết đau lòng của tiến sĩ Bùi Quang Tín vẫn đang nối bước theo ông. Cảnh tụ tập, nhậu nhẹt ăn uống, nhất là đúng vào dịp dịch bệnh đã cho thấy ý thức của những người thầy này kém cỡ nào. Nếu như các vị giàu tri thức mà kém ý thức đó không tụ tập ăn uống thì liệu ông Tín có dẫn tới kết cục thảm như vậy hay không?

Cái chết của ông Tín lại diễn ra nay trước buổi tụ tập của những vị đứng đầu nhà trường, liệu có liên quan đến một vụ “bày mưu tính kế” hay không khi một ngôi trường vốn đã dính nhiều phốt về suy đồi đạo đức, đấu đá tranh giành? Hy vọng cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ sự việc.

Qua đây, cũng cần phải xem lại hình thức , tổ chức của hệ thống các trường đại học ở Việt Nam. Không thể để nền giáo dục VN có những người thầy, người lãnh đạo có tư chất như vậy tiếp tục công tác, vì nó sẽ làm mục rữa từ tâm hồn đến thể chất của cả thế hệ thanh niên đang được đào tạo để góp ích cho xã hội, đất nước.

Đ.Q