Thủ tướng yêu cầu xem xét ca nhiễm Covid-19 số 17, chiếu theo luật để xử lý làm gương
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 9-3 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp và Bộ Y tế xem xét những trường hợp cụ thể để xử lý theo đúng pháp luật, những cá nhân vi phạm, không trung thực khai báo khi đã biết mình có bệnh.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 9-3 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì để nghe Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 báo cáo tình hình và các biện pháp chống dịch, về trường hợp cô N.H.N (bệnh nhân thứ 17), Chính phủ đã thảo luận khá kỹ.
Hiện nay đặt ra vấn đề liệu bệnh nhân này có bị xử lý hành vi khai báo không trung thực khi về từ vùng có dịch.
Cô gái này đi thăm người thân ở Anh từ ngày 16-2, rồi từ Anh sang vùng dịch ở Italy ngày 18-2 để du lịch. Sau đó, cô gái về lại Anh và ngày 2-3 trở về Việt Nam. Sau khi có biểu hiện sốt, m.ệ.t mỏi, cô đã tới Bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám vào ngày 5-3 và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Rất nhiều ý ki.ế.n trong xã hội chỉ tr.í.ch cô gái ở Hà Nội nhiễm Covid-19 vì thiếu ý thức, chủ qu.a.n đã gây ra h.ậ.u quả lớn, không ít ý ki.ế.n còn cho rằng h.à.nh vi này đáng bị x.ử l.ý hình sự.
Tại cuộc họp ngày 9-3, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, từ ngày 29-2, Bộ Y tế đã quy định người nhập cảnh từ Italy, Iran phải khai báo y tế, nên nếu bệnh nhân thứ 17 không thực hi.ệ.n là sai. Tờ khai yêu cầu rất rõ các yêu cầu: có xuất hi.ệ.n triệu chứng không (bệnh nhân này có triệu chứng từ ngày 28-2), có đến vùng có dịch không, có tiếp xúc không…
“Trường hợp này không thể không x.ử l.ý, vấn đề là cân nhắc ở mức độ nào”, ông Nguyễn Thanh Long nêu quan điểm.
Được Thủ tướng yêu cầu nêu qu.a.n đ.i.ể.m về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết Bộ Tư pháp đã rà soát quy định của luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Theo luật này, Covid-19 là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, có 7 nhóm h.à.nh vi bị c.ấ.m gồm: Cố ý làm lây lan t.á.c nhân gây bệnh truyền nhiễm; Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; Phân bi.ệ.t đối xử và đưa hì.nh ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; Không tri.ể.n khai hoặc tri.ể.n khai không kịp thời các bi.ệ.n pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm theo quy định hoặc không chấp hành các bi.ệ.n pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ qu.a.n, tổ chức có thẩm quyền.
Chiếu theo quy định của luật, trường hợp cô N.H.N và một số trường hợp khác có hành vi che giấu thông tin, không khai báo y tế, khai báo không đúng…, tùy từng trường hợp có thể bị xử hành chính hoặc truy cứu hì.nh s.ự.
Nếu hành vi đó làm dịch bệnh lây lan dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế, làm ch.ế.t người thì phạt tù 5 năm -10 năm. Nếu dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm ch.ế.t 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm…
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, nếu cơ qu.a.n chức năng làm rõ hành vi không khai báo y tế của bệnh nhân thứ 17 thì có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu hì.nh s.ự. Nhưng mức phạt hành chính hi.ệ.n nay thì chỉ 1-2 triệu đồng, rất thấp. Còn truy cứu cô N.H.N thì phải điều tra rõ: do cô ấy không khai báo, hay do biểu m.ẫ.u khai báo của chúng ta có đầy đủ không…
“Bộ Tư pháp đề xuất Bộ Y tế sửa đổi tăng mức ph.ạ.t cũng như các giải pháp khắc phục hậu quả”, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nêu ý ki.ế.n.
Ông Mai Ti.ế.n Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng, cần bổ sung các hì.nh thức xử lý hành vi che giấu thông tin gây dịch lây lan, cả xử hành chính và hì.nh s.ự.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Đơn cũng đồng tình cho rằng, Việt Nam hi.ệ.n làm 4 bước cách ly rất hiệu quả, góp phần ngăn chặn dịch lây lan. “Nhưng vừa qua có hi.ệ.n tượng nhiều nơi chưa làm chặt chẽ, gây nguy cơ lớn, nhất là hành vi che giấu, khai báo không đúng. Cần có chế tài xử lý nghi.ê.m để ngăn chặn”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, qua trường hợp bệnh nhân thứ 17 cho thấy đã có lỗ hổng khi k.i.ể.m so.á.t. Cần tiếp tục quyết li.ệ.t cách ly người về từ vùng dịch. Người dân cần tự gi.á.c khai báo, tự gi.á.c cách ly. Có chế tài xử nghi.ê.m các hành vi cố tình vi phạm việc khai báo.
Trong khi đó, đại di.ệ.n Bộ Công an lại băn khoăn: Trường hợp này xử hì.nh s.ự rất khó, vì để chứng minh được hành vi che giấu, cố tình khai báo sai không đơn giản, ví dụ chứng minh được cô N.H.N có biết mình bị bệnh không là rất khó.
Tuy nhi.ê.n, Phó Thủ tướng Thư.ờ.ng trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã giao giao Bộ Y tế, Bộ Tư pháp phối hợp trình chế tài xử phạt những trường hợp này theo thủ tục rót gọn, bảo đảm nhân văn nhưng cũng phải đủ sức r.ă.n đ.e.
Sau khi nghe ý k.i.ế.n từ Ban Chỉ đạo quốc gia và các bộ ngành li.ê.n qu.a.n, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cuộc ch.i.ế.n chống dịch Covid-19 bắt đầu sang một giai đoạn mới và “chúng ta cần nhìn nhận trạng thái mới của dịch bệnh Covid-19 ở nước ta một cách bình tĩnh”. Chúng ta đã có sự chuẩn bị tốt cho tình huống này và sẽ làm tốt hơn nữa các kịch bản.
Thủ tướng yêu cầu các l.ự.c lượng chức năng như hải qu.a.n, bi.ê.n phòng, an ninh các cửa khẩu, sân bay phải k.i.ể.m so.á.t nguồn nhập cảnh kỹ hơn, không để lọt lưới những người nhiễm bệnh hay nguy cơ nhiễm bệnh cao. Du lịch phải bảo đảm an toàn. Đặc bi.ệ.t, cần phải xử lý nghi.ê.m trường hợp khai báo không trung thực hoặc không khai báo theo pháp luật.
Thủ tướng giao Bộ Tư pháp và Bộ Y tế xem xét những trường hợp cụ thể để xử lý theo đúng pháp luật, cần có thái độ dứt khoát để răn đe chung những cá nhân vi phạm, không trung thực khai báo khi đã biết mình có bệnh.