TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng đề nghị TƯ phân tích tình hình Biển Đông: Đây là tín hiệu thoát Trung?
Sau gần 3 tháng, Việt Nam đã phải đối đầu với việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát Hải Dương 8 vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã 4 lần lên tiếng chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng tình hình vẫn chưa có gì tiến triển. Đến nay TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “đề nghị TƯ phân tích tình hình Biển Đông” tại Hội nghị trung ương lần thứ 11, một số người cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng.
Sáng 7/10/2019, Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kêu gọi phân tích tình hình Biển Đông để có quyết sách phù hợp. Đồng thời chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.
Đây là phát biểu của người đứng đầu nhà nước Việt Nam, trước hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc. Với cương vị người đứng đầu Đảng và nhà nước có quyết tâm mạnh mẽ về hành động xâm lăng của Trung Quốc, khiến người dân càng tin tưởng vào đường lối của Đảng và nhà nước hơn. Đây là quyết sách đúng đắn hợp lòng dân.
Tuy Việt Nam đã phải đối đầu với việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát Hải Dương 8 vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc là kẻ thù lớn mạnh nhưng Việt Nam không hề nao núng mà sẵn sàng cả về thể lực, tâm lý và trang bị khí tài, hậu cần kỹ thuật cũng đã được đảm bảo đầy đủ đang dàn đội hình đối đầu với các tàu hải cảnh Trung Quốc. Tính đến thời điểm này, các lực lượng quân sự của Việt Nam vẫn kiên nhẫn chưa nổ súng, nhưng không ngồi yên luôn được đặt trong tư thế sẵn sàng khi có biến.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nổ lực lên án, đã 4 lần yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam nhưng tình hình vẫn chưa có gì tiến triển. Thậm chí phía Trung quốc đã vứt bỏ mặt nạ “tình đồng chí giữa 2 nước”, ngang ngược tuyên bố Bãi Tư Chính là của Trung Quốc. Bằng điều này Trung Quốc đã chính thức tuyên bố một cuộc xâm lược lãnh thổ Việt Nam mới.
Trước hành động ngang ngược, ngông cuồng, với cương vị người đứng đầu TBT, CTN đã họp bàn về vấn đề biển Đông, nhiều chuyên gia nhận định “đây là một tín hiệu tích cực”.
Nói là tích cực bởi vì từ trước đến nay trước những hành động hung hãn của Trung Quốc, Việt Nam luôn ứng xử theo luật pháp quốc tế bên cạnh đó vẫn tôn trọng tình hữu nghị giữa hai nước. Nhưng TQ không tôn trọng điều đó mà còn phá vỡ tình hữu nghị ấy bằng những hành động ngày càng dã man hơn, khiến Việt Nam không thể chấp nhận được, và có những phản ứng đáp trả cứng rắn. Việt Nam một mặc vẫn tuân thủ luật pháp quốc tế, vẫn giữ hòa khí giữa 2 nước, đồng thời vẫn lên án các hành động sai trái của nước này trước các hội nghị quốc tế, để các quốc gia trên thế giới biết được bộ mặt của TQ.
Đồng thời tuyên bố về tình hình biển Đông ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của người đứng đầu Đảng và Nhà nước, cũng thể hiện quyết tâm cứng rắn cho thấy đường lối của Việt Nam có hướng phát triển mới.
Việt Nam đang ở thế lợi mọi nước trên thế giới đều thấy Trung Quốc ngang ngược, muốn độc chiếm Biển Đông và muốn là số 1 thế giới. Ngoài Mỹ nhiều nước lớn trên thế giới cũng đã quay lưng với TQ. Hiện TQ cũng căng mình chi nhỏ lực lượng giải quyết các vấn đề nóng hiện nay.
Chuyến đi Hoa Kỳ tới đây của TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng, cho thấy thời cơ của Việt Nam đã đến thiên – thời – địa – lợi – nhân – hòa đều có đủ. Nhân cơ hội này Việt Nam nên tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Muốn giải quyết tình hình Biển Đông, cần có hậu thuẫn của toàn dân và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Hy vọng với quyết tâm cao trước tình hình biển Đông căng thẳng và chuyến đi lịch Mỹ lịch sử sẽ khiến Việt Nam thoát Trung, và kết giao thâm tình với các nước phương tây.
Lịch sử Việt Nam cho thấy nhiều người bản lĩnh, đứng lên chống lại các triều đình phong kiến Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đều được người dân lưu truyền ngàn đời.
(Khánh Lâm)