Những chính khách và phu nhân lãnh đạo sang trọng trong các chuyến ngoại giao, thì tại sao ngăn cản nguyên thủ mình diện áo dài?
Trong những ngày qua trên một số trang tin phản động và một số tài khoản Facebook của các cá nhân phản động đã cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, dùng việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mặc áo dài, một trong những quốc phục của dân tộc để vu khống, xúc phạm.
Ở một quốc gia có giá trị bản sắc dân tộc như Việt Nam, thì áo dài được xem như là quốc phục của dân tộc Việt, thể hiện nét quý phái, thanh lịch và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chúng ta không có lý do gì để phản đối khi các nữ chính khách , phu nhân của nguyên thủ quốc gia trong các buổi họp, gặp mặt, chuyến thăm mặc áo dài để thể hiện giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc đó.
Một công dân Việt Nam khi quan tâm và nói về người lãnh đạo của mình, họ muốn nhắc tới những phẩm cách vì dân vì nước, nhắc tới những đóng góp của chính khách, nguyên thủ quốc gia trong quan hệ ngoại giao và trong việc điều hành đất nước.
Người dân họ cũng chỉ quan tâm tới những nét đẹp trong trang phục truyền thống của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi đứng trước bạn bè quốc tế, chứ không phải là việc bà có bao nhiêu bộ áo dài, những chiếc áo dài đó có phải là tiền thuế của nhân dân, hay đến từ các nguồn tài trợ, hay do tự tay bà mua sắm.
Những kẻ giả tạo lúc nào cũng nói các dự án sai phạm lãnh đạo đốt tiền của dân, áo dài của Chủ tịch Quốc hội là tiền của dân,… Những tay phản động ăn không ngồi rồi đó chẳng có gì đáng nói, vì bản chất chỉ là phá hoại, gây hoang mang dư luận và thừa “nước đục thả câu” trong mưu đồ chính trị, trong việc xâm phạm tới lợi ích quốc gia, đòi chèo con thuyền đất nước sang một hướng đen tối mà có lợi cho chúng.
Chẳng có ở quốc gia nào trên thế giới, mà nhân dân lại đi soi mói, bàn tán cách ăn mặc của lãnh đạo cao cấp nước mình, những cái nhỏ nhoi đó không thuộc lợi ích chung của nhân dân. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là một người phụ nữ truyền thống, cô luôn sử dụng áo dài để gặp mặt, xuất hiện trước công chúng, đó là niềm hãnh diện riêng của một đất nước Việt Nam, nhất là khi hình ảnh đó lọt vào báo chí thế giới, được nhân dân thế giới biết đến và tìm hiểu về áo dài Việt Nam.
Hơn nữa, chẳng có lý do nào có thể khẳng định đó là “tiền thuế của dân” như những gì các thế lực thù địch, chống phá đã và đang tìm cách để vu khống. Bởi vì việc lãnh đạo nhà nước họ giống như một người nổi tiếng, có thể sẽ đại diện thương hiệu cho từng nhãn hàng và sẵn sàng tài trợ các sản phẩm riêng rẽ dành cho chính khách.
Nếu tìm hiểu sâu về những nhà thiết kế áo dài nổi tiếng như Võ Việt Chung, Đỗ Trịnh Hoài Nam những người thiết kế áo dài cho Chủ tịch Quốc hội, họ là những thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhờ những chiếc áo dài mà Chủ tịch Quốc hội đã mặc. Với lý do đó thì tại sao họ lại không sẵn sàng tài trợ những sản phẩm đẹp nhất, thể hiện nét đẹp truyền thống nhất cho nữ chính khách như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân?.
Chủ tịch Quốc hội cũng đã có lần chia sẻ về việc mặc áo dài trong các buổi lễ, kỳ họp quan trọng, sau buổi tuyên thệ nhậm chức tái đắc cử lần thứ 2 vào sáng 22/7/2016, thì ngày 23/7 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi gặp mặt báo chí và lý giải về việc mặc áo dài vì sự tôn trọng đối với báo chí.
“Quyết định của Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng rất đúng và tôi đã quyết định mặc áo dài, và chỉ mất có 5 phút để hoàn tất việc này. Đúng là lần đầu tiên gặp gỡ báo chí đầu nhiệm kỳ, chúng tôi cần chỉn chu, chu đáo và bày tỏ sự quan tâm, trân trọng đội ngũ báo chí nên chúng tôi chọn mặc áo dài là phù hợp”– Bà Ngân trải lòng.
Như thế, có thể hiểu rõ những tâm tư của nữ Chủ tịch Quốc hội trong vấn đề thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc, nhất là trong thời đại hiện nay văn hóa dân tộc đang dần bị pha tạp bởi nền kinh tế thị trường.
Theo Vogue, Nữ hoàng Anh có 200 túi Launer, đây hoàn toàn là những bản thiết kế bán lẻ có giá trị lên tới hơn 1.000 USD. Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Noortje van Eekelen khẳng định Thủ tướng Đức Angela Merkel có ít nhất 50 chiếc áo vest nhiều màu và rất giá trị khác nhau.
Bà Melania Trump mới đây trong chuyến thăm 4 ngày đến Nhật Bản bắt đầu từ ngày 25/5 vừa qua đã chi hơn nửa tỷ để mua sắm trang phục. Trong chuyến thăm, chuyến công du châu Á kéo dài 11 ngày qua 5 nước hồi năm 2017 vị đệ nhất phu nhân của Tổng thống nước Mỹ này cũng chi tới hơn 1 tỷ cho quần áo và các phụ kiện…
Những chính khách và phu nhân lãnh đạo các nước luôn hoàn hảo, sang trọng trong các chuyến ngoại giao, công du. Thì tại sao chúng ta lại ngăn cản các nữ chính khách, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam mình diện áo dài một trong những quốc phục đẹp nhất của dân tộc?.
Thế giới đã biết đến Việt Nam là một quốc gia hòa bình, ổn định và phát triển, như thế thì chưa đủ mà thế giới còn cần phải biết và tìm hiểu tới những nét văn hóa, con người, bản sắc dân tộc và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, áo dài trong 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh gồm ca trù, quan họ, Nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh và hát xoan.
Việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, đến phu nhân của Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,… đều có cho mình những bộ áo dài đẹp nhất, thể hiện sự quý phái, truyền thống và giản dị nhất.
Thì tại sao chúng ta không ủng hộ, tán thành việc họ sử dụng trang phục của ngoại giao là áo dài, xuất hiện trước truyền thông các bộ áo dài của dân tộc Việt?. Chỉ những kẻ mải mê chạy theo đồng tiền của các tổ chức phản động, rời bỏ quê hương, sẵn sàng bán rẻ Tổ quốc mới có nhiều thời gian, và có thời gian rảnh rỗi để soi mói, vu khống những giá trị truyền thống như thế.
(Nguồn: Bút Danh)