Người Trung Quốc đang rất háo hức du lịch Việt Nam sau dịch COVID-19

Trong một cuộc khảo sá.t của C9 Hotelworks và Deliverying Asia Communications, du khách Trung Quốc là Việt Nam là điểm du lịch được lựa chọn hàng đầu sau khi kết thúc đại dịch.

Trong số 1.000 người được khảo sát trên khắp các đô thị hàng đầu ở Trung Quốc hồi cuối tháng 4, có 490 người cho biết sẵn sàng đi du lịch nước ngoài và có đến 450 người nói “Có” khi được hỏi liệu họ có đi du lịch đến Việt Nam không. Tức là trong số người Trung Quốc có ý định đi du lịch nước ngoài thì có tới 90% chọn Việt Nam. Và có đến một phần ba trong số 450 người được hỏi này nằm trong độ tuổi từ 20 đến 29.

David Johnson, Giám đốc điều hành, Deliverying Asia Communications cho biết số liệu của phân khúc đặc biệt này cũng được phản ánh trong các nền tảng ưa thích để đặt phòng khách sạn trong số 450 người được hỏi. Một nửa trong số họ chọn Ctrip, trong khi 18% chọn WeChat và 11% chọn Fliggy.

Một con số đáng chú ý khác là 81% trong số 450 người được hỏi cho biết họ không muốn tham gia các tour du lịch theo nhóm khi đến Việt Nam. Ngoài ra, 39% số người được hỏi muốn lựa chọn dịch chỗ ở “tiết kiệm” nhất và 25% sẵn sàng chi tiền để ở dịch vụ 5 sao.

Khảo s.át về trải nghiệm mong muốn khi du lịch Việt Nam thì 32% nói muốn tham quan, 25% muốn du lịch thiên nhiên, 20% muốn thưởng thức ẩm thực… và chỉ 2% muốn đi mua sắm. Về số tiền chi cho kỳ du lịch ở Việt Nam thì 54% cho biết họ nhắm chi mức 710 USD mỗi chuyến, và 36% số người được hỏi cho biết họ sẽ chi khoảng 1.400 USD.

Khi khảo s.át những người Trung Quốc có ý định du lịch đến Việt Nam, nhiều người trong số 450 người được hỏi (hơn 30%) không xá.c quy.ế.t thời gian cụ thể là khi nào. Tiếp đến là 20% chọn tháng 10 và 10% chọn tháng 8.

Các du khách Trung Quốc cũng chỉ ra một số điểm đến nổi tiếng mà họ muốn tới, dẫn đầu là TP.HCM với 26% lựa chọn, tiếp theo là Hà Nội (19%), Nha Trang/Cam Ranh (17%) và Vịnh Hạ Long (13%). Trong số các điểm đến mới nổi, Sapa dẫn đầu với 8% trong số 450 người được khảo s.át.

Bill Barnett, giám đốc điều hành của C9 Hotelworks lý giải việc Việt Nam thành một điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc là do yếu tố địa lý. Sau đại dịch COVID-19 thì người Trung Quốc có tâm lý sợ ra các nước ở quá xa.

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh vào Việt Nam

Sáng 6.5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus (COVID-19) đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định: Đến giờ phút này chúng ta kiểm soát tốt dịch bệ.n.h, phải quay lại cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong một trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên diễn biến dịch bệ.n.h trên thế giới rất phức tạp, căng thẳng, mỗi ngày xuất hiện hàng chục nghìn ca nhiễm mới, hàng nghìn người ᴄʜếᴛ.

Có thể ví von Việt Nam như ở trong “cánh đồng trũng, ở bên ngoài nước thì nước cao, sóng lớn”. Do vậy, trước tiên chúng ta phải “bao đê cho chặt”, gi.ữ đê cho chắc, nghĩa là phải tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn, mới có thể nới lỏng được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chố.ng dịch bệ.n.h, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.

Vì vậy, Ban Chỉ đạo cho rằng cần tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu; cách ly bắt bu.ộ.c 14 ngày với các hình thức phù hợp đối với người nhập cảnh mang hộ chiếu ngoại giao, chuyên gia, thương gia, gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương. Chưa cho nhập cảnh khách du lịch quốc tế. Quản lý chặt chẽ hoạt động đón người Việt Nam từ nước ngoài về.

MTG