Nếu Bộ Nông nghiệp đứng ngoài cuộc chơi XK gạo, thì người nông dân còn biết trông chờ vào ai?

Liên quan đến vụ cho xuất ngoại 400.000 tấn gạo lúc nữa đêm nhiều người nghi ngờ có lợi ích nhóm trong vụ này. Sân trước sân sau của một số các bộ thì được hưởng lợi, chỉ có người nông dân là chịu thiệt thòi. Vậy trong cuộc chơi này, ai sẽ bảo vệ nông dân – người trực tiếp làm ra sản phẩm lúa gạo để các nhóm trục lợi?

Việc xuất khẩu gạo lúc nữa đêm đánh úp nhiều DN trên cả nước, khiến nhiều người cho rằng vụ này đang có lợi ích nhóm. Bởi trước đó Bộ Tài Chính đã có văn bản gửi Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước chỉ được xuất khẩu gạo sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ, và sớm nhất là từ 15/6/2020 trở đi. Thế nhưng Tổng cục Hải quan để cho 2 DN Intimex, Vinafood xuất khẩu hàng trăm tấn gạo, dù đã trúng thầu cung cấp gạo cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Cụ thể Intimex mở tới 102 tờ khai, xuất khẩu 96.234 tấn gạo, chiếm 25% hạn ngạch gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 4/2020. Vinafood cũng xuất khẩu 7.500 tấn gạo.

Trước vấn đề trên ngày 20/4/2020, “Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ đạo điều tra về dấu hiệu tiêu cực trong quản lý hoạt động xuất khẩu 400.000 tấn gạo thời gian qua mà báo chí, mạng xã hội và doanh nghiệp nêu nghi vấn”.

Đồng thời cũng trong ngày 20/4/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính còn có công văn số 4764/BTC-VP gửi cấp dưới là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin tiêu cực trong xuất khẩu gạo của Tổng cục Hải quan. Hy vọng với quyết tâm làm rõ nghi vấn trên mạng xã hội, Bộ Tài chính có câu trả lời về mối quan hệ mờ ám này. Có hay không việc móc nối giữa các DN và Tổng Cục Hải quan để trục lợi trên chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?

Để xảy ra tình trạng trên, hai bộ tài chính và công thương đã bị Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình yêu cầu Bộ Công Thuơng và Bộ Tài Chính nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc phối hợp triển khai nhiệm vụ được Chính phủ giao, liên quan đến việc xuất khẩu gạo. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan. Còn về tiêu cực trong vấn đề xuất khẩu gạo, mong rằng Bộ Công an sẽ sớm có kết quả, kẻ có tội phải bị trừng trị đích đáng.

Thế nhưng, người có tội bị xử lý thì sao? Vụ việc này ai thắng ai thua thì đều đưa đến bất lợi cho người nông dân. Bởi vì, cuộc chiến này một mặt không đưa đến lời giải dứt điểm nhanh chóng cho bài toán dự trữ gạo quốc gia; Nếu không giải quyết ngay bài toán dữ trữ thì tình hình an ninh lương thực sẽ bất ổn. Còn ở mặt khác, lại làm trì hoãn việc xuất khẩu gạo, gây thêm tổn phí, và làm ảnh hưởng đến người nông dân đang cần bán gạo khi mùa đang thu hoạch.

Nếu đang mùa thu hoạch mà không được xuất khẩu gạo thì giá sẽ giảm, người nông dân lại rơi vào cảnh được mùa mất giá. Đã phải gánh chịu cảnh hạn hán xâm nhập mặn thiên tai dịch bệnh, nay lại bị ảnh hưởng của việc đấu đá của nhóm lợi ích thế này, thử hỏi người nông dân bao giờ mới hết khổ? Người nông dân sản xuất ra gạo thì gạo phải được bán đi đúng gía, kịp thời, cho nội địa và cho xuất khẩu. Được mùa càng cần phải xuất khẩu. Trì hoãn quá trình tiêu thụ gạo của nông dân là làm hại nông dân và kìm nén sức sản xuất lương thực.

Việc xuất khẩu gạo ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Mùa màng thu hoạch mà lúa gạo không bán được thì không có thu nhập, và không khuyến khích được sản xuất lương thực. Vào thời điểm người nông dân cần Bộ nông nghiệp xông xáo ở đấu trường xuất khẩu gạo thì bộ này lại im hơi lặng tiếng, để cho vai phụ thành vai chính!

Bộ nông nghiệp là cơ quan chủ quan của người nông dân trực tiếp sản xuất ra lúa gạo, sao lại để cho Bộ Công Thương và Bộ Tài chính canh cửa xuất khẩu gạo? Sao Bộ Nông nghiệp không mạnh mẽ đấu tranh cho việc xuất khẩu gạo, lại để cho thị trường xuất khẩu gạo – thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông dân, trục trặc như vậy? Sao không lên tiếng để bảo vệ người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời?

Lợi ích của người nông dân đang bị xâm hại, thế nhưng Bộ nông nghiệp thì lại đi hợp tác thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi diễn biến phức tạp. Thậm chí bộ này còn gửi văn bản đề nghị đến Bộ Công thương cho xuất khẩu gạo nếp. Xin hỏi Bộ nông nghiệp không thấu hiểu được nổi khổ của người nông dân hay đang cố tình không hiểu? Nếu không phải cố tình thì xin người đứng đầu đừng thờ ơ vô cảm nữa.

Hai bộ Công Thương và Tài chính, không can dự trực tiếp đến nông dân nên có thể tranh đấu mà trì hoãn việc bán gạo, nhưng Bộ NN&PTNT là nơi nắm được lượng gạo trong toàn quốc, nơi trực tiếp tiếp xúc với người nông dân làm ra hạt gạo, thì phải biết bảo vệ quyền lợi cho họ, không nên đổi vai chính thành phụ như thế? Nếu Bộ nông nghiệp biến mình thành kẻ đứng ngoài cuộc chơi, thì người nông dân còn biết trông chờ vào ai?

T.L