Một xã hội sẽ ra sao nếu cái xấu, cái ác không bị lên án?
Hoàng đế Napoleon từng nói: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”. Một xã hội sẽ ra sao nếu cái xấu, cái ác không bị lên án?
Anh Lan là một nạn nhân của vụ việc đau lòng xảy ra trưa 4/4, khi anh nhắc nhở Lê Văn Hoài (16 tuổi, trú KP.1, P.Đông Thanh, TP.Đông Hà, Quảng Trị) về việc đi xe máy điện chở theo bạn gái lạng lách, vượt đèn đỏ thì anh Lan và Hoài đã xảy ra tranh cãi và xô xát. Hoài dùng dao mua thủ sẵn trong người đâm vào bụng khiến anh Lan tử vong tại bệnh viện vào tối cùng ngày. Hiện Hoài đang bị Công an TP.Đông Hà tạm giữ hình sự.
Trước cái chết đau lòng của anh Hoài, đại diện cơ quan Công an TP. Đông Hà đã đến viếng thăm và kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ gia đình một khoản tiền. Tại đây, trung tá Lê Mạnh Hùng khẳng định hành vi nhắc nhở người tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông đường bộ là rất văn minh.
Trên trang cá nhân anh Hùng viết: “Đó là việc làm tốt cần đáng nhân rộng, dù anh ra đi thật đáng tiếc nhưng không vì thế mà chúng ta khuất phục trước cái xấu và cái ác”. Nhằm mục đích kêu gọi mọi người tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông và không chịu khuất phục những cái sai, cái ác.
Những con người không khuất phục trước cái ác, cái xấu đang diễn ra như anh Hoài, sự ra đi của một người tốt để trấn áp cái xấu đã làm ấm lên trái tim về một xã hội hiện đại ngày nay. Một phần nào đó đã thức tỉnh một chân lý về những con người đã dùng cái thiện để phản đối lại cái ác và truyền cảm hứng cho những người ở lại tiếp tục hướng tới Chân chính và Thiện lương.
Mới đây, một đoạn clip tối ngày 2/4 ở một chung cư quận 4, TP.HCM ghi lại cảnh khi trong thang máy chỉ còn mỗi bé gái, một người đàn ông đi cùng đã đưa tay choàng cổ bé gái, kéo lại và có động tác như hôn. Chưa dừng lại đó, khi thang máy gần mở, bé gái tiến ra phía cửa thì tiếp tục bị kéo lại.
Theo thông tin điều tra ban đầu, người đàn ông này tên thật là Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, ngụ quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) và là cựu phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng. Ngay sau khi đoạn clip được phán tán, ban quản lý tòa nhà đã tiến hành họp nội bộ khẩn cấp và ông Linh cũng đã rời khỏi tòa nhà ngay sau đó.
Sau khi điều tra được nhân thân người xàm sỡ bé gái trong thang máy là một nguyên cán bộ, nhất là lại làm việc liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Dư luận đã tỏ ra hết sức bất bình, lên tiếng yêu cầu các cơ quan điều tra phải làm cho rõ sự thật, trắng đen, không thể để tồn tại trong xã hội có những hành vi gây tổn thương như thế mà không bị trừng phạt.
Nhưng trên một tài khoản Facebook cá nhân, một bài viết có tên Thư Đỗ đã đăng tải một quan điểm về việc nếu họ đặt trong hoàn cảnh gia đình nạn nhân họ sẽ không kiện ông Nguyễn Hữu Linh. Điều này đã gây nên nỗi bức xúc trong dư luận vì ngay từ đầu bài viết người này đã nêu lên quan điểm: “Nếu con mình bị dzâm ô, đặc biệt khi thủ phạm là một quan chức cao cấp, mình cũng không kiện.”
Không phủ nhận một phần tài khoản Thư Đỗ nói đúng về hiện trạng pháp luật Việt Nam. Nhưng nếu dựa vào những lý do đó mà bỏ qua tội ác, không khởi kiện khi con mình là nạn nhân của nạn ấu dâm, thì chẳng khác gì phủi bỏ trách nhiệm trước hết là của người cha, người mẹ, phủ bỏ trách nhiệm quyền công dân – quyền yêu cầu pháp luật phải được sửa đổi phù hợp với pháp luật.
Thư Đỗ đang cổ vũ cho những hành động vô cảm và ích của với cộng đồng khi nói: “Nếu các vị muốn thay đổi luật pháp, các vị hãy tự làm và hãy hiểu rằng đó là một chặng đường gian truân. Cho nên đừng lôi một đứa trẻ còn chưa hết kinh hãi để làm công cụ cho các vị, mà hỏng cả cuộc đời của bé.”
Với những lối suy nghĩ như thế của Thư Đỗ, chẳng khác gì một hành động giao rắc tinh thần thủ phận, sợ hãi, vô cảm và phải cam chịu đến mức tột độ khi đối đầu với những người có chức, có quyền, có tiền và là một cán bộ nhà nước.
Một đứa trẻ khi sinh ra trong xã hội hiện đại, thì cảng phải được sống với một điều kiện phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần. Chứ không phải là cám cảnh mẹ nằm ôm con, con sợ hãi đau khổ và ám ảnh về một ác mộng mà cả cuộc đời não bộ không thể tẩy xóa được ký ức kiinh hoàng đó. Nếu im lặng, đồng nghĩa chúng ta đang hủy hoại bản thân đứa trẻ và chấp nhận để chúng sống suốt cuộc đời với một tinh thần không bao giờ lành lặn.
Trách nhiệm của những công dân trong một xã hội hiện đại, chúng ta mỗi người đều có quyền công dân, quyền được sống và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Vậy nên, không thể im lặng, bởi như thế chính là sự chà đạp trắng trợ lên pháp luật, sự phiỉ báng đạo đức xã hội và sự gục ngã của công lý.
Đầu tháng 3/2019, dự lễ phát động Năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: “Là người đứng đầu Chính phủ, tôi rất đau lòng trước các vụ việc tai nạn giao thông, đuối nước trẻ em, bzạo lực, xâim hại phụ nữ, trẻ em xảy ra trong thời gian qua, gây bức xúc trong dư luận”.
Trong buổi lễ phát động, Thủ tướng cũng khẳng định Đảng, Nhà nước không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn ý thức rất rõ về yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo quyền con người, đặc biệt là quan tâm tới phụ nữ và trẻ em.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết trên báo Nhân Dân ngày 1/6/1969 về việc bảo vệ trẻ em rằng: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.
Xã hội ngày một nhiều những bạo lực tồn tại, nạn xâm hại trẻ em, bạo lực học đường vẫn tiếp diễn ngày một gia tăng,… Chúng ta không thể vô cảm như vậy, mỗi người đều cẩn phải có trách nhiệm thể hiện vai trò của mình với cộng đồng.
Xã hội phát triển cần rất nhiều những biện pháp đủ mạnh để có thể năng chặn sự xuống cấp đạo đức xã hội, ở mọi mặt như biện pháp giáo dục, quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống phap luật… Trong đó, rất cần sự tự điều chỉnh của mỗi cá nhân trong cả nhận thức, thái độ và hành động đối với cái thiện, cái ác, cái xấu.
Muốn xã hội phát triển tiến lên, thì đừng vỗ tay cho những thế hệ đi giật lùi, để rồi sinh ra những con người, những thế hệ trẻ bạc nhược. Cuộc sống luôn có những lựa chọn để phát triển, kể cả trong nghịch cảnh tưởng chừng như khó khăn nhất.
Chúng ta cần có những cái nhìn nhận phù hợp, lên án cái ác, cái xấu để thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng pháp luật, bảo đảm công lý, cũng như giữ vững đạo đức xã hội. Để tạo nên sự lan tỏa trong gia đình và cộng đồng chỉ có như vậy niềm tin về cái Thiện sẽ còn mãi, không bao giờ khuất phục.
Hồng Đinh (Theo ButDanh.net)