Một lòng tin tưởng Đảng và nhà nước, người dân không xuống đường phản đối Trung Quốc vụ Tư Chính

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phức tạp, thể hiện qua việc các đại diện ngoại giao hai nước liên tiếp đưa ra những bình luận mang tính chỉ trích, cáo buộc lẫn nhau trong những ngày gần đây. Trước tình hình này, các thế lực chống đối dùng đủ mọi cách xuyên tạc, cổ súy kêu gọi người dân xuống đường tuần hành, nhưng lòng dân không hề nao núng thậm chí không có cuộc tuần hành xuống đường như trước đó.

Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện thăm dò địa chấn ở Bãi Tư Chính – vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là hành vi xâm phạm chủ quyền một cách trắng trợn mà không luận điệu nào có thể chối cãi.

Trước những hành động bá quyền của TQ, Việt Nam đã có nhiều hành động đáp trả cao tay. Trước tiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối và khẳng định chủ trương « kiên quyết » và « kiên trì đấu tranh » với các hành vi xâm phạm chủ quyền, dựa trên luật pháp quốc tế. Đồng thời trao công hàm phản đối TQ. Trong bang giao quốc tế, mức độ phản đối công hàm mang tính chính thức quan điểm của quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đưa một chân đế giàn khoan nặng 14.000 tấn ra bãi Tư Chính thiết lập một giàn khoan dầu khí. Nhằm khẳng định chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam. Mới đây, VN cũng khẳng định kéo dài thời gian hoạt động của giàn khoan này thêm 2 tháng nữa. Đây là câu trả lời cứng rắn cho yêu sách bành trướng ở biển Đông của TQ.

Không dừng lại ở đó, VN còn cử tàu Cảnh sát biển, tàu kiểm ngư với số lượng lớn ra bảo vệ giàn khoan và chủ quyền biển đảo. Với sự kiên trì chiến đấu bền bỉ của các chiến sĩ ta, TQ đã ôm hận mà rút quân về, một số thông tin đáng tin cậy cho biết, hiện TQ đã rút 1/2 lực lượng về nước. Thắng lợi này là do mưu lược dùng binh của ta, cộng thêm tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ bền bỉ giữ vững biển đảo đến ngày hôm nay. Để có tinh thần thép ấy, một phần do Thủ tướng đã đích thân đến thăm trụ sở của Cảnh sát biển Việt Nam tại Hà Nội để động viên tinh thần.

Về đối ngoại, Việt Nam kêu gọi các cường quốc có trách nhiệm đối với hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Việt Nam tuyên bố rằng hòa bình và ổn định trên Biển Đông không chỉ là trách nhiệm của các quốc gia duyên hải mà bao gồm các cường quốc hàng hải, thành viên của cộng đồng quốc tế đang phụ thuộc và tuyến đường biển đi qua khu vực này. Chính vì Việt Nam hành xử rất quân tử không thâm như Tàu, nên đã được các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Đồng thời Tổng thống Trump thông qua luật ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn Việt Nam.

Trước những đòn đáp trả cao tay của Việt Nam đối với người anh láng giềng, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales đưa ra nhận định: “rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra giữa Việt Nam và TQ trong vùng biển này, và Việt Nam có vẻ đã phản ứng mạnh mẽ”. Thật sự Việt Nam rất mạnh mẽ, có lẽ với truyền thống chống Hán hoá hàng nghìn năm, VN chưa bao giờ run sợ trước TQ.

Tuy nhiên, sự kiện Tư Chính khác hẳn với sự kiện TQ mang giàn khoan thăm dò vào vùng đặc quyền kinh tế của ta trên Biển Đông vào năm 2014, lần này người dân không xuống đường biểu tình phản đối. Mà họ đã bình tỉnh hơn, quan sát sự việc nhiều hơn. Có lẽ họ đã rút ra được bài học, từ vụ biểu tình trước, và tin tưởng vào những hành động cứng rắn trên biển Đông của Việt Nam.

Trước đó, do bị kích động một bộ phận người dân đã xuống đường đập phá các doanh nghiệp nước ngoài khiến nhà nước phải chi ngân sách đền bù thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng. Sau khi nhận đền bù hả hê, các doanh nghiệp TQ rút về nước để lại đống tàn dư không biết đến nay VN đã khắc phục hoàn toàn hay chưa? Qua bài học này, chúng ta thấy rõ một điều rằng xuống đường tuần hành chưa chắc đã là yêu nước có khi còn hại cả dân tộc. Yêu nước có thiếu gì cách có nhất thiết biểu tình là mới thể hiện tinh thần quan tâm đến vận mệnh đất nước.

Không có ai hô hào biểu tình, không có ai hô hào đả đảo Trung Quốc hay cầm những băng rôn khẩu hiệu ngoài đường như những năm xưa, không phải người dân không còn yêu nước. Không phải người dân thờ ơ với chủ quyền lãnh thổ. Mà người dân đã nhận thấy hậu quả năm xưa đã khiến đất nước bị tàn phá nặng nề, khiến bạn bè quốc tế không còn dám sang Việt Nam hợp tác làm ăn. Khiến VN xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế. Và quan trọng người dân đã một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

(Nguồn: Bão lửa)