Không có người hy sinh cho đất nước, làm gì có nghị trường ngày hôm nay mà quý vị phát biểu vô ơn

Thảo luận tại tổ về dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi chiều 29-5; GS Nguyễn Anh Trí (đại biểu Hà Nội) cho rằng không nên chọn nghỉ ngày 27-7 với ý nghĩa như mệnh đề đặt ra của Bộ LĐ-TBXH, bởi lịch sử nước ta có giai đoạn nhạy cảm, tuy đất nước thống nhất đã hơn 40 năm nhưng trong xã hội vẫn còn nhiều gia đình “ở phía bên này, bên kia”.

“Chọn đó là ngày tri ân thì những người từng là cha mẹ, vợ con của người tử trận trong chiến tranh, nhưng họ ở phía bên kia, thì không được tri ân? Như vậy, ý nghĩa của tri ân không bao trùm xã hội được”, ông Trí nói. Lão chăn bò xin đáp lời ông như sau:

 

1. Có phải ông muốn nói đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, nhân dân ta là “giai đoạn nhạy cảm”? Ông là giáo sư, tiến sĩ y khoa, bác sĩ, thầy thuốc Nhân dân và Anh hùng Lao động của Việt Nam; là người có uy tín trong lĩnh vực của ngành y nhưng có vẻ tư duy và nhận thức về chính trị của ông lại đối lập hoàn toàn với cái trình độ giáo sư, tiễn sỹ y khoa của ông.

Xin thưa với ông rằng: ngày 27/7 hàng năm đã từ lâu trở thành ngày mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tri ân những anh hùng, liệt sỹ những thương bệnh binh, những người con hùng anh của nước Việt đã vĩnh viễn ngã xuống hoặc đóng góp một phần máu, xương của mình để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, viết nên trang sử hào hùng, viết nên khúc khải hoàn ca đẹp nhất của thế kỷ 20.

Công lao, đóng góp vĩ đại đó đã cho chúng ta được hưởng niềm vui trọn vẹn của một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay. Tri ân các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh là việc làm thường xuyên của Đảng và nhà nước ta hàng ngày, hàng tháng, hàng năm và là muôn đời, bất diệt trong lòng người dân Việt Nam mãi mãi về sau; đó là sự ghi lòng, tạc dạ, là sự biết ơn mà các thế hệ mai sau khi nhớ về cội nguồn của chiến thắng, cội nguồn của lòng yêu nước mà hơn ai hết những thương binh, liệt sỹ, người có công là đại biểu ưu tú.

 

Đề xuất nghỉ ngày 27/7 hàng năm là ý tưởng rất nhân văn, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” vốn là truyền thống, là cội nguồn sức mạnh của đất nước này’ là dịp để chúng ta có thêm thời gian đi khắp các nghĩa trang liệt sỹ để thắp lên những nén tâm hương thể hiện lòng biết ơn của đồng bào và chiến sỹ cả nước đối với những anh hùng, liệt sỹ hy sinh vì tổ quốc; là dịp để chúng ta ôn lại những ngày “không thể nào quên” về một thế hệ “mang gươm đi mở cõi” thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, thế hệ đã rửa cho dân tộc ta cái nhục mất nước, cái nhục nô lệ; để cho con cháu muôn đời sau hiểu rõ và thêm trân quý giá trị của hòa bình, độc lập được đánh đổi bằng “bể máu, non xương” của tiền nhân…

2. Ông cho rằng: “Chọn đó là ngày tri ân thì những người từng là cha mẹ, vợ con của người tử trận trong chiến tranh, nhưng họ ở phía bên kia, thì không được tri ân? Như vậy, ý nghĩa của tri ân không bao trùm xã hội được”. Lão chăn bò ta cười ra nước mắt, xót lòng, đau ruột khi nghe một vị Đại biểu Quốc hội phát biểu với “tầm nhìn chiến lược” kiểu “loạn ngôn, xảo ngữ” như ông.

Thưa với ông Trí rằng: Từ cổ chí kim dân tộc ta, nhân dân ta luôn rạch ròi về khái niệm người yêu nước, anh hùng dân tộc với bè lũ phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang để giày xéo dân ta. Trãi qua hơn 4000 năm lịch sử dựng và giữ nước, Quốc sử vẫn còn ghi; nhân dân ta khi nhắc đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh …

Tên tuổi của họ và những anh hùng gắn với thờ đại của họ tuy khác nhau về thời điểm lịch sử nhưng điểm chung là họ đều là những tượng đài, anh hùng dân tộc; dù có trãi qua hàng ngàn đời đi nữa thì chân lý đó sẽ chẳng thay đổi; nhân dân ta mãi mãi biết ơn, lấy đó làm tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước để ngàn đời cháu con tôn thờ, noi theo.

 

Ngược lại, khi nhắc đến Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Văn Hoan… và bè lũ tay sai, bán nước hoặc vì lợi ích cá nhân mà can tâm, tình nguyện làm ưng khuyển, làm tôi tớ cho giặc để chống lại đất nước; muôn đời cháu con khi nhắc đến tên họ thì không ngừng phỉ nhổ, nguyền rủa; là gương xấu muôn đời để cho con dân nước Việt nhìn vào đó mà tự răn mình. Và cũng chẳng ai “tri ân” lũ loạn loạn thần, tặc tử này, điều này là lẽ đương nhiên; Ông Trí không phải lao tâm, khổ tứ, vắt óc để bàn!

Mỹ xâm lược nước ta, dựng nên đám bù nhìn tay sai ngụy Sài Gòn; chúng là lũ phản quốc khi thờ ngoại bang để giết hại, để chống lại tổ quốc; chúng đi giết người và bị người giết; bọn ngụy tặc đó chẳng việc gì phải khiến cho một vị Đại biểu Quốc hội của nước CHXHCNVN phải động lòng trắc ẩn cả!

Việc gì Ông phải sợ “ý nghĩa không tri ân được trong toàn xã hội”? Hòa hợp dân tộc không phải là đánh đồng, cào bằng giữa người yêu nước và lũ phản tặc, ai tri ân lũ bán nước trong lịch sử dân tộc này? Không bao giờ! Đối với ngụy Sài Gòn muôn đời là giặc của nước Việt chúng ta, không thể rửa mặt cho giặc! Ông Trí nên nhớ kỹ điều này!

Là Đại biểu Quốc hội của nước CHXHCNVN mà tư duy, nhận thức và lập trường chính trị chỉ có thế, đáng lo thay! Đề nghị ông Trí phải tĩnh tâm, phải suy nghĩ, phải tư duy và nhìn nhận mọi vấn đề thấu đáo trước khi phát biểu! Cứ như thế này thì hỏng! Buồn cho một vị “Quốc sĩ” như ông!