Đằng sau con kênh ch.ết với bọt nổi trắng xóa cao cả mét là bàn tay của Trung Quốc?

Cơn mưa đầu mùa ngà 8/4 đã vô tình vạch trần tội ác của những kẻ đã đầu độc dòng kênh Tân Phước Khánh. Sau cơn mưa không phải trời sáng mà là một dòng kênh nổi bọt trắng xóa cao cả mét kéo dài hàng chục km khiến người dân một phen khiếp sợ. Kẻ nào đã ra tay đầu độc dòng kênh, một trong nguồn nước sinh hoạt chính của người dân tỉnh Bình Dương? Đó có phải là những khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà không ít doanh nghiệp TQ góp mặt vì bản chất tham lam, độc ác sẵn sàng xả thải bất chấp hủy hoại môi trường, nguy hại cho sức khỏe dân Việt?

Bình Dương là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn nhất VN. Đặc thù này kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Bình Dương không phải là vấn đề mới, sự việc này đã diễn ra nhiều năm, tại các cuộc họp khu phố và tiếp xúc cử tri người dân nơi đây đã nhiều lần kiến nghị tới chính quyền các cấp của tỉnh Bình Dương về vấn đề ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp Bình Dương nhưng đến nay không được giải quyết dứt điểm.

Không phải ngẫu nhiên mà ở TQ cũng có khu công nghiệp, nhưng lại hẩm hiu, vắng lạnh còn ở Bình Dương thì chật cứng như vậy. Nhằm đẩy càng nhiều càng tốt các xí nghiệp sang VN vận hành với nhân công và giá thuê mặt bằng rẻ rề, đặc biệt là xả thải thoải mái ra các con kênh, sông suối ở VN, các nhà đầu tư TQ đã tăng cường chuyển dịch các khu công nghiệp từ TQ về “đất hứa” Bình Dương. Đó cũng là lý do mà ở nơi nào có sự xuất hiện khu công nghiệp thì sông, suối, ao hồ, kênh rạch, kể cả lòng đất ở nơi đó đều chết yểu.

Đặc biệt các khu công nghiệp này thường lợi dụng các cơn mưa lớn để xả thải vì đa phần các chất thải này không thể xử lý hoặc chưa qua xử lý. Vì chi phí đầu tư cho việc xử lý chất thải là khá cao. Thay vì vậy, chỉ cần bỏ ra một khoản để các nhà bảo vệ môi trường ngó lơ là các nhà máy tha hồ xả bất chấp người dân có than trời cỡ nào.

Đêm qua, sau một cơn mưa, con kênh Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dương nổi bọt trắng như tuyết. Một con kênh nhỏ bé kia làm sao chịu nỗi hàng trăm doanh nghiệp thải cùng một lúc?

Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nghiêm trọng. Tại các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, công nghiệp mía đường và công nghiệp chế biến thực phẩm… nước thải thường có độ pH trung bình cao; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD) ở mức 700mg/l, vượt qui chuẩn cho phép 14 lần, nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 2.500mg/1, vượt quy chuẩn cho phép hơn 16 lần (theo QCVN 40:2011/BTNMT); Hàm lượng nước thải của một số doanh nghiệp có chứa Cyanua (CN-) vượt đến 80 lần tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng chất rắn lơ lửng và nhiều chỉ số môi trường khác trong nước thải cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong khu vực.

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt đối với sức khỏe cộng đồng có thể thông qua hai con đường: do ăn, uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động.

Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư…Tại một số địa phương Việt Nam, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm phụ khoa cho thấy 40 – 50% là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Việt Nam hiện là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư cao, mỗi năm có hơn 300.000 bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư, khoảng 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong do ung thư. Trong 165.000 ca đó có bao nhiêu ca là do ô nhiễm môi trường?

Người Việt Nam quá quen với thói tham lam độc ác của Trung Quốc, bài học từ For mosa là trái đắng đến nay vẫn diễn ra. Nếu tiếp tục dung nạp những thứ có nguồn gốc made in China thì người VN vẫn còn bị TQ đầu độc và hãm hại.

Đăng Quang