Vừa sang tay 49% cho “nước ngoài”, Bamboo Airways đột ngột tăng vốn 7.000 tỷ: Tò mò cổ đông “bí ẩn” rót gần 3.000 tỷ

Hãng hàng không Tre Việt (Bam boo Airways, mã chứng khoán: BAV) vừa thông báo hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 4.050 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng vào ngày 17/4 vừa qua. Điều đáng nói là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chao đảo, không biết nhà đầu tư nước ngoài nào “sốt sắng” đến thế, vừa sang tay là rót luôn 3.000 tỷ đồng, biến Bam boo Airways thành một hãng hàng không tư nhân lớn nhất nhì Việt Nam?

Được biết, trước đợt tăng vốn này, Bam boo Airways có vốn điều lệ là 4.050 tỷ đồng. Thông tin này dựa theo báo cáo tài chính của Tập đoàn F'LC, doanh nghiệp này nắm 51,11% cổ phần của hãng, giá trị góp vốn tính tới quý IV/2019 là 2.070 tỷ đồng.

Trong bối cảnh thế giới chìm trong cơn “sóng thần” Covid-19, nền kinh tế thế giới chao đảo thì lạ thay, Bamboo của đại gia Trịnh Văn Quyết lại được rót mau lẹ đến 3.000 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên gần gấp đôi dù tình hình kinh doanh 3 tháng vừa qua cực kỳ bết bát. Như chúng tôi đã nhiều lần nghi ngờ “nhà đầu tư ngoại bí ẩn” đứng sau thương vụ 49% cổ phần Bamboo này chính là Trung Quốc, thậm chí mục đích thành lập và cất cánh của hãng hàng không này không phải là lợi nhuận mà chính là tham gia và kiểm soát bầu trời Việt Nam.

Trong 2 lần tăng vốn liên tiếp trước đó, từ 1.300 tỷ lên 2.200 tỷ, rồi vọt lên 4.050 tỷ đồng diễn ra chỉ vài ngày trước khi Bam boo Airways chính thức thông báo đã bán hết 49% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Đáng nói, việc tăng vốn vài nghìn tỷ đồng chỉ trong vài ngày này diễn ra trong bối cảnh cả công ty mẹ F'LC và Bam boo Airways chìm trong thua lỗ hàng chục nghìn tỷ, nợ tiền nhà thầu không có mà trả thì tiền đâu mà rót vào hàng không? Nếu không phải là tiền của chính nhà đầu tư bí ẩn kia rót trước khi công bố thương vụ để dân tình không nghi ngờ?

Với việc tăng vốn khủng này, Bam boo Airways trở thành hãng hàng không tư nhân LỚN NHẤT VIỆT NAM, vượt qua Vj.Air 5.400 tỷ, Jetstar 3.500 tỷ, và chỉ chịu thua hãng hàng không nhà nước VN Air lines. Liệu có quá đáng nghi không? Phải chăng đây chính là tham vọng và dã tâm thôn tính bầu trời Việt Nam của Trung Cộng? Mùa covid-19 qua đi, hàng loạt hãng hàng không tư nhân rơi vào nguy cơ phá sản, biến mất khỏi thị trường, VN Air lines đang ngoắc ngoải xin 12.000 tỷ để giải cứu nếu không cũng phải lâm vào khó khăn, thu gọn hoạt động, thì việc Bamboo của lão Quyết còi phô trương gióng trống mở cờ tăng vốn ngoạn mục chẳng phải càng củng cố cho nghi ngờ tình báo Trung Nam Hải đứng sau thâu tóm hay sao?

Ngoài khơi Trung Quốc leo thang các hoạt động bành trướng, mưu đồ thôn tính chiếm trọn biển Đông bằng vũ lực bất chấp sự phản đối và lên án của quốc tế, trên bờ thì hệ thống resort nghỉ dưỡng dọc bờ biển ở những khu vực trọng yếu của F'LC, được Quyết còi nhiều lần tuyên bố “sẵn sàng bán cả dự án”, có khác gì những căn cứ quân sự trá hình, sẵn sàng tiếp tay cho lực lượng đổ bộ bất cứ lúc nào không? Phía Tây Nam Trung Quốc lập hẳn căn cứ quân sự ở cảng nước sâu sát nách Việt Nam. Rồi nay, việc tăng vốn ngoạn mục giúp Bam boo Airways trở thành hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam, thâu tóm thị phần hàng không và kiểm soát bầu trời. Chỉ nhiêu đây thôi là đủ bày binh bố trận sẵn sàng cho một tham vọng kiểm soát quân sự và dân sự. Và Trịnh Văn Quyết có khác nào tay sai của tình báo Trung Quốc phục vụ cho những ông chủ lắm tiền nhiều của và đầy dã tâm cướp bóc?

Theo thông tin công khai, phần lớn cổ phần còn lại thuộc sở hữu của cá nhân ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch hãng hàng không Bam boo Airways và một lượng nhỏ do ông Đặng Tất Thắng, Tổng Giám đốc Bam boo Airways nắm giữ.

Được thành lập từ năm 2017 với số vốn 300 tỷ đồng do F'LC sở hữu 100%, trong 3 năm qua Bam boo Airways đã tăng vốn nhiều lần với việc góp thêm vốn của ông Quyết, dẫn đến tỷ lệ sở hữu của F'LC giảm xuống 51%.

Với số vốn điều lệ 7.000 tỷ đồng, Bam boo Airways vượt qua mức vốn điều lệ của Vj.Air là hơn 5.400 tỷ đồng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo cuối năm 2019. Hãng hàng không Quốc gia VN Air lines hiện có quy mô vốn hơn 14.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thông tin về nhóm nhà đầu tư “rót” vốn vào Bam boo Airways và cơ cấu cổ đông trong lần này chưa được tiết lộ. Đặc biệt, việc Bam boo Airways thông báo được “rót” thêm gần 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn cả thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, khiến giới kinh doanh không khỏi tò mò về các cổ đông đầu tư vào hãng hàng không của ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn F'LC và Chủ tịch Bamboo Airway).

Thêm nữa, Bam boo Airways tăng vốn trong bối cảnh các hãng hàng không trong nước chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19 do các yêu cầu hạn chế bay, phần lớn tàu bay của các hãng phải ngừng hoạt động trong nửa đầu tháng 4 cũng làm cho hãng hàng không này báo lỗ kỷ lục gần 1.900 tỷ đồng.

Trước đó vào giữa tháng 4, Bam boo Airways đã khẳng định nội dung “Bam boo Airways đã bán 49% cổ phần cho Trung Quốc” hoàn toàn là giả mạo. Hãng bay khẳng định danh sách cổ đông của Bam boo Airways hiện không có bất cứ nhà đầu tư nào có quốc tịch Trung Quốc hay bất cứ cổ đông nào là tổ chức có vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Trung Quốc.

Một thông tin đáng chú ý khác, Bam boo Airways cũng đang có kế hoạch niêm yết toàn bộ 405 triệu cổ phiếu BAV của mình lên sàn trong năm 2020 với giá tham chiếu 60.000 đồng/cổ phiếu.

Vấn đề là, ai sẽ tin lời của lão Quyết?

Lan Anh