“Lưỡi bò” xưa rồi, từ “Tam Sa” tới “Tứ Sa”, Trung Quốc tham lam muốn nuốt sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Từ các tuyên bố, quyết định hành chính phi pháp về cái gọi là “thành phố Tam Sa” và những hành động thực địa hòng đẩy mạnh “yêu sách Tứ Sa”, âm mưu bá quyền của Trung Quốc đã lộ rõ không chỉ liếm trọn Biển Đông mà còn muốn nuốt luôn nhiều vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của VN. “Đường lưỡi bò” từ lâu đã bị Tòa án quốc tế Hague bác bỏ không thương tiếc, giờ là những bước đi thâm hiểm mới của TQ, “Tứ Sa” còn nguy hiểm hơn cả “lưỡi bò”.
“Tứ Sa” chỉ là cách Trung Quốc đổi thuật ngữ, còn cái gọi là “đường lưỡi bò” vẫn luôn là tham vọng không bao giờ từ bỏ của Bắc Kinh. Cụ thể là trong Công hàm mới nhất Công hàm số CML/42/2020 mà nước này gửi lên LHQ vào tháng 4 năm nay, TQ tiếp tục viện dẫn lại công hàm năm 2009 có chứa “đường lưỡi bò” phi pháp.
Tại sao không từ bỏ, vì “đường lưỡi bò” là yêu sách xuyên suốt quá trình yêu sách lãnh thổ, nước này không thể “nuốt lời, trước sau bất nhất” khi lỡ tuyên truyền với thế giới, tốn bao nhiêu tiền đổ vào truyền thông, mua chuộc báo giới và nhiều quốc gia để nó hiện hữu. Bắc Kinh hiển nhiên không dại gì mà từ bỏ để rồi trở thành “trò cười cho thiên hạ”.
Bản đồ minh họa chiến thuật Tứ Sa của Trung Quốc tại Biển Đông
Việc Tòa án Hague bác bỏ cái gọi là “đường lưỡi bò” đã làm TQ ê chề một lần, nhưng vốn dĩ TQ không phải là kẻ biết đến hai từ liêm sỉ. Bằng cách dùng những thuật ngữ khác đi, TQ vẫn lộ bản chất bá quyền vốn có, có chăng chỉ là trò “giương đông kích tây” rẻ tiền, cố tình đánh lừa quốc tế về mối liên hệ tới phán quyết năm 2016.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” là “đơn vị hành chính” mà Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập vào năm 2012 để quản lý “Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”. Thành phố này hiện đã chiếm hữu diện tích hơn 2 triệu km2, tức là thành phố lớn nhất trên Trái đất và lớn hơn cả diện tích của nhiều quốc gia. Một sự so sánh đủ thấy sự tham lam vô cùng tận của TQ.
Đối với “yêu sách Tứ Sa”, thuật ngữ này đã được Bắc Kinh đẩy mạnh tuyên truyền thời gian gần đây thay cho cái gọi là “đường lưỡi bò”. Gồm bốn nhóm đảo mà TQ gọi là quần đảo: Đông Sa (đảo đá Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield)
Tứ Sa nguy hiểm ở chỗ, nếu như “đường lưỡi bò” chỉ đòi hỏi liếm tới 80% Biển Đông thì với Tứ Sa, nó liếm tới 90% vùng biển này. Và để thực tiễn hóa yêu sách phi pháp của mình, nhân lúc cả thế giới đang bận phòng chống Covid19, Trung Quốc liên tục đẩy mạnh các hành động “biến không thành có”.
Ngày 18/4, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này mới đây đã phê chuẩn quyết định thành lập “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” trực thuộc “thành phố Tam Sa”, tỉnh Hải Nam. Ngày 19/4, Bộ này lại tự tiện công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho “25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông”, bao gồm những thực thể nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Yêu sách lưỡi bò phi pháp của TQ trên biển Đông
Ngoài việc tự tiện đặt tên cho các thực thể này, Trung Quốc cũng công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể. Nhiều đảo đá và thực thể này xuất hiện ở phần phía tây Biển Đông và nằm dọc theo “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra. Nguy hiểm ở chỗ, trong những thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Ngoài các tuyên bố không có cơ sở, TQ còn đẩy mạnh yêu sách thông qua tất cả các biện pháp chính trị, quân sự, ngoại giao, quản lý hành chính nhà nước và trên cả thực địa. Cụ thể là thông qua việc đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 thăm dò tài nguyên phi pháp trong EEZ và thềm lục địa của VN, Malaysia, Brunei, Philippines; triển khai rầm rộ các cuộc tận trận; đưa dân ra sinh sống, xây dựng đường bay, mở dịch vụ du lịch, đặt trạm nghiên cứu, dự báo thời tiết, hải đăng,…
Bằng hàng loạt những bước đi nguy hiểm của TQ ở Biển Đông, rõ ràng TQ đang muốn chứng tỏ họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc “đánh úp” bất cứ lúc nào. Bất chấp thế giới phản đối, bất chấp vô ích về mặt luật pháp quốc tế, TQ vẫn cố tình thực hiện một cách nguông cuồng. Đến một lúc nào đó, nếu như tiếp tục có thêm những đại dịch tương tự Covid19, nếu không chuẩn bị sẵn sàng, TQ có thể biển những “yêu sách vô lý” thành “chuyện đã rồi” khiến cả thế giới buộc phải chấp nhận. Khi đó sẽ thế nào?
Đ.Q