Bí mật động trời đằng sau gói thầu rẻ mạt của Trung Quốc: Hối lộ 50% tiền tươi, sử dụng nhân công là tù nhân cải tạo
Bí quyết đánh đâu thắng đó của nhà thầu Trung Quốc là giá trúng thầu cực rẻ lại đi kèm phong bì tiền tươi thóc thật hẳn 30% giá trị gói thầu. Bảo sao nhiều người cố sống cố chết bảo vệ nhà thầu Trung Quốc, dù chậm tiến độ, đội vốn vẫn quyết không buông. Thế nhưng, nếu biết bí mật khủng khiếp đằng sau những gói thầu này, liệu các quan nhà ta có còn can đảm mở đường cho Trung Quốc?
Nhiều lão cứ vịn vào việc nhà thầu Trung Quốc bỏ giá thầu cực rẻ, có khi chỉ bằng 1/3 giá thầu của các nhà thầu đến từ Mỹ và phương Tây, rồi nói chọn Trung Quốc chính là tiết kiệm ngân sách cho quốc gia, giảm bớt gánh nặng tài chính lên đầu dân. Tất nhiên, chúng sẽ sống chết giấu nhẹm việc được lại quả lên đến 30-50% giá trị gói thầu, tiền bỏ đầy túi mà ăn chắc đến 3 đời cũng không hết.
Tính đơn giản thế này, như Cát Linh – Hà Đông 18.000 tỷ đồng thì lại quả cũng cỡ 5-7.000 tỷ là ít; Gang thép Thái Nguyên 9.000 tỷ giờ bỏ phế như bãi sắt vụn nhưng chắc cũng được lại quả 3-4.000 tỷ (nên mới có chuyện dự án lỗ sặc máu mà lão TGĐ xây biệt phủ khủng nhất vùng quê); cùng hàng loạt dự án của E'VN với thầu TQ, các hợp đồng bán than giá rẻ mạt chỉ bằng 1/10 giá thị trường, rồi sau đó lại mua về than của TQ với giá cao hơn thị trường hơn 10 lần, các dự án nhiệt điện than mà người ta cố sống cố chết xin cho bằng được, ôm về mớ rác thải mà tụi Trung Quốc đang kiếm chỗ vứt đi…
Có một câu chuyện rất hay thế này. Trước đây trên 20 năm, nước Ba Lan đã làm cách nào để loại bỏ nhà thầu Trung Quốc trong một cuộc đấu thầu quốc tế về làm đường cao tốc.
Khi đó, kết quả mở thấu công ty TQ đã thắng với giá rẻ nhất. Họ đã bỏ ra 5 triệu đô la để bảo lãnh. Bộ Xây dựng Balan quá thắc mắc, làm sao mà Trung Quốc có thể làm được với giá rẻ như vậy? Họ bỏ công sang tận TQ để điều tra, phát hiện ra 2 điều.
Một là Trung Quốc ít sử dụng công nhân chuyên nghiệp mà chủ yếu đưa tù nhân sang làm việc với giá nhân công quá rẻ mạt, thậm chí là 0. Hai là Trung Quốc dùng thiết bị kỹ thuật đã quá cũ, lac hậu để thi công (khỏi mua thiết bị mới), đồng thời tìm mua vật liệu chất lượng thấp, rẻ tiền (thậm chí là cốt chuối như trường hợp cao tốc Quảng Ngãi 35.000 tỷ của Việt Nam). Nhưng quan trọng nhất, để làm được các việc đó trót lọt thì phải hối lộ cho quan chức Ba Lan.
Chính phủ Ba Lan đã phát hiện ra các âm mưu và tìm cách ngăn chặn. Trước hết là chặn việc hối lộ, sau mới chặn các gian dối kỹ thuật. Công ty Trung Quốc biết không thể nào thực hiện được mưu gian, nếu làm đúng hợp đồng thì chắc chắn lỗ to nên đành rút lui, chịu mất 5 triệu đô tiền bảo lãnh.
Việt Nam thừa biết các mưu mô gian xảo của Trung Quốc, nhưng vẫn chấp nhận chỉ vì hai chữ “hối lộ”.
Theo một tiết lộ động trời của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và tiến sĩ Lê Đăng Doanh, các dự án có nhà thầu Trung Quốc luôn lại quả tối thiểu 30%, thậm chí 50% tổng vốn đầu tư công trình. Được lại quả bằng tiền tươi hậu hĩnh như thế, chả trách nhà đầu tư Việt Nam cố sống cố chết bám lấy nhà thầu Trung quốc bất kể dự án thậm chí chẳng bao giờ có thể hình thành.
Lại quả lớn như thế thì nhà thầu làm sao có lãi? Rất giản đơn! Một khi chủ đầu tư Việt Nam đã nhận đút lót lớn như vậy sẽ phải chịu nghe theo điều khiển của nhà thầu: lấy cớ chi phí phát sinh do giải tỏa mặt bằng chậm, do biến đổi tỷ giá hối đoái, do giá cả vật liệu biến thiên…vô vàn các lý do khác chủ đầu tư phải điều chỉnh vốn đầu tư lên gấp hai, gấp ba lần dự toán ban đầu. Tất cả các công trình do nhà thầu TQ thi công đều đội vốn ít nhất gấp 2 lần vốn dự toán; đa số các dự án đều đội vốn gấp 3 lần. Công trình đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là một ví dụ điển hình.
Không những thế, chất lượng công trình rất kém do: Dùng vật liệu kém chất lượng và và thiết bị thì công không đạt chuẩn; Công nhân thi công không có nghiệp vụ. Đa phần công nhân là những tù nhân đi cải tạo; Thêm nữa, tiến độ thì công kéo dài gây khó khăn trở ngại cho sinh hoạt, đi lại của nước sở tại.
Ví như đường sát Cát Linh-Hà Đông: thi công 2008, dự tính hoàn công và đi vào hoạt động 2012 thế như cho đến nay là 2020 rồi mà vẫn bề bộn, chưa thấy nhúc nhích. Nhà thầu thậm chí còn ngửa bài, tụi bây nộp tiền thêm thì tụi tao mới làm tiếp (làm tiếp chứ chưa chắc xong), không thì để đó, trịch thượng vô lý vô cùng mà vẫn không bị truy tố hay chịu trách nhiệm gì trước pháp luật. Phía Việt Nam chỉ dám tuyên bố không trả thêm tiền chứ không dám ho he gì, vì sao? Há miệng mắc quai!
Đã ăn đút lót nhiều rồi. Không nghe nhà thầu TQ thì thân bại danh liệt?
Cho nên, người ta nói: Nhà thầu Trung quốc là tai họa khắp nơi trên thế giới không riêng gì ở Việt Nam! Không chặn được quốc nạn hối lộ thì khó tránh các tai họa to lớn khác. Bài học của Ba Lan, bài học của Malaysia, của Srilanca, của Myanma, của đường sắt Hà Đông Cát Linh sờ sờ ra đấy.
Hãy cùng nhau tẩy chay nhà thầu Trung Quốc, không hợp tác thêm bất kỳ dự án nào nữa. Dân mong muốn vậy, còn quan có làm được không?
Lan Anh