Yếu tố Trung Quốc trong vụ công ty thép đội vốn 4.000 tỷ đồng dính tới ông Hoàng Trung Hải?
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải là người đã đưa ra một số ý kiến chỉ đạo vi phạm đến mức kỷ luật đối với công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO) đã bị đội vốn tăng thêm hơn 4000 tỷ đồng.
Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II (Tisco-II) với nhiều sai phạm đã được làm rõ mà ít ai biết cũng dính dáng tới kẻ thù lớn của dân tộc, T.Q. Ðây là một dự án lớn, có tầm ảnh hưởng, nhưng để rơi vào tình trạng như hiện nay được UBKT Trung ương xác nhận một phần là do chỉ đạo của Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco), được thành lập từ năm 1959, từng được ví von là “con chim đầu đàn”, “cái nôi” của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam. Sau khi dự án cải tạo kỹ thuật nhà máy giai đoạn I hoàn thành và đi vào sản xuất hiệu quả, lãnh đạo Tisco vội vã tính ngay đến việc cải tạo, mở rộng giai đoạn II.
Dự án Tisco-II được khởi động từ năm 2005, do Tisco là chủ đầu tư, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel) có vai trò tổ chức thẩm định và xem xét phê duyệt. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 3.843 tỷ đồng, được chia thành hai gói thầu, trong đó gói thầu chính là dây chuyền công nghệ luyện kim có giá trị 160,9 triệu USD, do Tập đoàn Xây lắp luyện kim T.Q (MCC) là nhà thầu thực hiện.
Ðây là hợp đồng thực hiện theo phương thức hợp đồng Tổng thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình), có hiệu lực từ tháng 9-2007, thời gian thực hiện trong 30 tháng. Sau khi ký hợp đồng, vịn cớ giá nguyên vật liệu đầu vào tăng quá cao dẫn đến nếu duy trì hợp đồng như cũ thì không khả thi, cho nên nhà thầu MCC đề nghị tách phần C (phần xây lắp) để cho bên Việt Nam đảm nhiệm. Năm 2009, Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) được chọn đảm nhiệm phần việc này.
Tuy nhiên, mặc dù phía Việt Nam đã trực tiếp phụ trách phần C nhưng công việc không vì thế mà thuận lợi, trôi chảy hơn. Vì vậy, đến tháng 5-2013, VnSteel và Tisco đã trình các cấp có thẩm quyền, nâng tổng mức đầu tư lên hơn 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng với thời gian thực hiện đến hết năm 2014. Hiện tại, cả ba hợp phần của dự án đều còn dang dở, mặc dù 93% thiết bị đã ở công trường. Hậu quả là một số thiết bị sau nhiều tháng dầm mưa dãi nắng đã bị xuống cấp, gây lãng phí, còn tổng thể nhà máy thì chưa biết đến khi nào hoạt động được.
Cũng theo kết luận thanh tra, đến tháng 2-2017, tức là thời điểm bắt đầu thanh tra, Tisco đã thanh toán cho nhà thầu MCC hơn 4.400 tỷ đồng và dự án mặc dù “đắp chiếu” từ năm 2013 đến nay nhưng hằng tháng Tisco vẫn phải trả khoảng 40 tỷ đồng tiền gốc và lãi. Dự án trở thành gánh nặng khiến cho VnSteel và Tisco lao đao trong nhiều năm.
Riêng phi vụ này, hơn 4000 tỷ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân nghèo trôi sông trôi biển. Tất cả những “quả đấm, mũi nhọn” của nền kinh tế Việt nam 20 năm qua dường như đều là “những quả b om tham nhũng”.
Nhìn vào toàn bộ dự án, có thể nhận thấy có nhiều sai sót, nhưng chỉ đơn cử một chi tiết để thấy, trong quá trình thực hiện, các phương án tăng vốn đầu tư đã không được các bên cân nhắc kỹ lưỡng dẫn đến những sai phạm trượt dài hết sức khó hiểu.
Theo Tâm bão