Xe “đổi trắng thay xanh” chính thức bị phạt, thằng tài xế thành “bia đỡ đạn”

Cuối cùng thì, câu chuyện chiếc xe Mercedes E250 đang lưu thông trên đường phố Hà Nội, chỉ trong chớp mắt biển số màu trắng được biến thành biển xanh 80B, đã khép lại bằng một án phạt hành chính 5 triệu đồng chỉ dành cho tài xế. Chỉ vậy thôi.

Xe Land Cruiser sử dụng thiết bị lật biển đi trên đường Phạm Văn Đồng ngày 16/12. Ảnh cắt từ clip

Quyết định xử phạt do Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội ký với lỗi “điều khiển xe gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe”. Tài xế phải nộp lại biển số và thiết bị tráo đổi biển.

Thực ra thì, với con mắt tinh tường của lãnh đạo cấp cao, thì không thể không biết việc đổi trắng thay xanh. Nói thẳng, phải do chủ xe quyết định. Tài xế có gan hùm cũng không dám làm chuyện láo như thế.

Vụ việc đổ bể ra, tự nhiên thấy thương hại những kẻ tiếc đến cái biển xanh – như một thứ quyền lực cuối mùa!

Nhưng, khép lại câu chuyện biển trắng biến thành biển xanh, thì án phạt hành chính 5 triệu đồng kia lại mở ra một vấn đề khác, nhức nhối hơn, nhầy nhụa hơn.

Chiếc xe ấy, với cái biển trắng biến hình thành xanh, một lần nữa cho thấy sự tồn tại của căn bệnh nghiện quyền lực, quen thói khệnh khạng, tự cho mình đặc quyền đặc lợi ở những cá nhân như Trương Tuyết Nhung.

Tuy nhiên, khi án phạt 5 triệu đồng được ban ra thì vấn đề từ đây lại là hành xử của hệ thống chính trị. Tài xế, tức người lái xe đi làm thuê, là người phải chịu án phạt vì hành vì điều khiển xe có gắn biển số không đúng với đăng ký.

Vậy, hành vi điều khiển xe nghiêm trọng hơn, hay hành vi gắn biển xanh mới thực là lạm quyền?

Lẽ ra, lái xe chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi điều khiển phương tiện giao thông. Trong khi đó, biển số xe là một phần của chiếc xe, tức là tài sản của người sở hữu xe. Như vậy, người cần chịu trách nhiệm trước pháp luật hơn, cần bị xử lý hơn phải là bà Trương Tuyết Nhung.

Việc chỉ phạt hành chính đối với tài xế khiến người dân, như cá nhân tôi, buộc phải nhìn nhận về thái độ của cơ quan quản lý nhà nước – một phần của hệ thống quyền lực chính trị, đó là pháp luật chỉ dành cho dân và có những người được đứng trên pháp luật.

Sự ngược ngạo của án phạt kia cũng lý giải hành động hàng loạt tờ báo gỡ bài về chiếc biển số xe biến hình của bà Trương Tuyết Nhung.

Cuối cùng, tất cả những điều này sẽ tạo ra cảm xúc căm ghét của người dân đối với quan chức trong chính quyền. Chính những hành động này bào mòn niềm tin của người dân vào các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước.

Và đó cũng chính là bất công xã hội.

Mất niềm tin, căm ghét… tất cả, tự nhiên như một quy luật, sẽ nuôi dưỡng những cơn thịnh nộ, mà đến một ngày sẽ trở thành cuồng phong quét sạch mọi thứ cặn bã hôm nay.

Theo FB Bạch Hoàn