Vụ sông Tô Lịch: Phát biểu “vô căn cứ” để bảo vệ bằng được nhóm lợi ích, bán đứng nhân dân

Vì quá bức xúc trước thái độ tr.ơ tr.ẽ.n, đổi trắng thay đen của ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội khi khẳng định “Kết quả thí điểm của công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản làm sạch nước sông Tô Lịch đã thất bại”, Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản (JEBO) đã phải ra thông cáo nêu rõ: “Ông giám đốc Sở Xây dựng là người đại diện cho chính quyền Hà Nội mà cố tình phát biểu vô căn cứ, không hiểu mục tiêu, trái kết luận của UBND TP nên buộc chúng tôi phải lên tiếng để bảo vệ danh dự của công nghệ Nhật Bản cũng như danh dự cá nhân của chúng tôi liên quan tới dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch”.

JEBO cũng cho biết: “Kết luận của Chủ tịch UBND TP tại buổi làm việc với Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản về kết quả thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản” (số 1338/TB-UBND ngày 5/11/2019) cũng không hề có nội dung nào đánh giá về kết quả là thất bại”, UBND TP Hà Nội còn đang giao cho Tổ chức Xúc tiến thương mại – Môi trường Nhật Bản tiếp tục triển khai làm mở rộng thêm 1 ao tù để tiếp tục đánh giá.

Theo kết quả phân tích của các cơ quan chuyên môn của VN, chất lượng nước khu vực thả cá Koi trên sông Tô Lịch và hồ Tây cho thấy 36/36 chỉ tiêu. Mùi hôi thối sông Tô Lịch giảm 200 lần, Hồ Tây giảm 30 lần… Ngoài ra, cá Koi và cá chép Việt Nam thả tại khu vực nước sau xử lý tại khu thí điểm sống và sinh trưởng tốt sau gần 2 tháng cho đến ngày chuyển sang hồ Tây. Theo đánh giá của người dân sống cạnh khu vực thí điểm, mặc dù hàng ngày vẫn có lượng nước thải chưa qua xử lý liên tục xả trực tiếp vào khu vực thí điểm tuy nhiên gần như không còn mùi hôi thối tại khu vực xử lý thí điểm”

Những thành quả của nhóm chuyên gia Nhật Bản không chỉ được UBND Hà Nội công nhận, mà cả người dân sống xung quanh khu vực cũng đồng nhất ủng hộ. Thế nhưng tại sao vừa quay lưng đi, ông Giám đốc sở Xây dựng Hà Nội lại tr.ơ tr.ẽ.n lật đổ mọi thành quả của đoàn chuyên gia đến từ Nhật, hất mặt kết luận của UBND như thế? Dám làm chuyện như vậy, lá gan của ngài Giám đốc Sở quả thật không hề nhỏ.

Nếu như vì muốn dùng hóa chất đã mua sẵn, hay muốn làm dự án mới không cho ai can thiệp vào – thì phải nghĩ cách khác. Đằng này ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục lại đổ lỗi cho công nghệ Nano-Bioreactor của Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) không thành công trong xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch. Buộc JEBO cực chẳng đã phải lên tiếng ‘Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội phát biểu vô căn cứ’ như thế.

Ai cũng biết, trong khi các chuyên gia Nhật Bản thí nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor thì bị tháo nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch, toan xóa sạch kết quả thí nghiệm. Mục đích vì cái gì thì nhiều người đã hiểu. Nhưng cuối cùng các chuyên gia Nhật Bản đã tự lặn ngụp trong nước sông Tô Lịch sau xử lý để khẳng định sự thành công của thí nghiệm.

Cháy nhà ra mặt chuột! Vì sao lãnh đạo của chính quyền Hà Nội lại quá b.ê b.ối và tr.ơ tr.ẽ.n đến vậy? Phải chăng, họ đổi trắng thay đen, không ngại phát biểu vô căn cứ về công nghệ Nhật để vẽ dự án bơm nước vào sông Tô Lịch 150 tỷ? Không hiểu gì về công nghệ Nhật mà phát ngôn nhăng cuội lố bịch để người ta kh.i.nh cho, đó không chỉ là một nỗi nh.ụ.c của ông Giám đốc sở cao cao tại thượng, mà là nỗi nh.ụ.c của cả chính quyền Hà Nội mà cả một đất nước Việt Nam trước mặt Nhật Bản.

Những người đại diện cho chính quyền Hà Nội này lại nghiễm nhiên bác bỏ công nghệ Nhật để đòi chi 150 tỷ bơm nước vào sông Tô Lịch vô cùng LÃNG PHÍ & PHẢN KHOA HỌC! Sông Tô Lịch chứa nước thải xú uế của cả TP mà không chịu xử lý, lại còn đòi bơm nước vào làm loãng thì được mấy bữa lại bẩn như cũ? Chưa từng thấy ở đâu lại có kiểu quản lý thiển cận, th.a.m l.a.m, ăn xổi ở thì và vô trách nhiệm đến vậy!

Nói đi nói lại, hóa ra việc phao tin “công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản bị thất bại” còn có liên quan đến đề án 150 tỷ của công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội bơm nước từ sông Hồng vào Hồ Tây rồi tháo vào sông Tô Lịch. Báo Vietnamnet ngày 30/11/2019 đưa tin, “trạm bơm cố định dự tính được đặt cách chân cầu Nhật Tân 600m, về phía hạ lưu. Hệ thống xả sau máy bơm gồm 4 ống đường kính 600mm, kết nối vào đường ống chung có đường kính 1.200mm. Hệ thống dẫn đến bể xử lý cạnh Công viên nước hồ Tây. Tổng chiều dài đường ống khoảng 1.960m. Hệ thống chạy đến mương tiêu cạnh hồ Tây, vào bể lắng xử lý phù sa sông Hồng. Nước vào hồ Tây khi đạt mực cần thiết sẽ cho mở các cửa xả ra sông Tô Lịch. Với phương án này, mỗi ngày dự kiến bơm 134 nghìn m3 nước (bơm 26 ngày/tháng). Khái toán kinh phí dự án 150 tỷ đồng”.

Nói thẳng, việc dùng cách “đổ rác qua tường rào” là xem như đã hết ô nhiễm của Sở Xây dựng Hà Nội chẳng khác nào cách FORMOSA HÀ TĨNH vẫn xả chất thải đ.ộ.c ra biển. Việc bơm nước từ sông Hồng vào Hồ Tây không chỉ tốn kém mà còn có tác động lên hệ sinh thái của Hồ Tây; và cốt lõi là hoàn toàn không xử lý gì nguồn nước bị ô nhiễm ở sông Tô Lịch, đẩy nguồn ô nhiễm nước sông Tô Lịch vào các sông cuối nguồn như sông Nhuệ, sông Sét, sông Lừ làm ô nhiễm và thay đổi cả các hệ sinh thái ở đây. Không có nước nào trên thế giới xử lý ô nhiễm theo kiểu như thế này. Hà Nội lẽ nào vì nhóm lợi ích mà hy sinh môi trường, kể cả tính m.ạ.ng của người dân Hà Nội, xa hơn là tương lai của cả thế hệ đời sau.

Vẽ dự án lãng phí tiền thuế dân vô bổ mà Hà Nội vẫn để yên cho nhóm lợi ích nắm quyền l.ộ.ng hành vậy? Công khai phát biểu một câu trái sự thật, tr ơ tr.ẽ.n hất mặt UBND Thành phố như vậy mà vẫn ngồi yên trên ghế được thì thật nể sợ thế lực chống lưng ông Giám đốc Sở Xây dựng!

Nam Anh (Tổng hợp)