Viêm phổi Vũ Hán nguy hiểm như thế nào? Biến thể đa dạng, lây nhiễm mạnh cả khi ở “thể ẩn”

Tuy quan chức Trung Quốc vẫn cố gắng che đậy khả năng lây lan nhanh chóng và mức độ gây t ử v o.ng k.i.nh h.o.à.ng của Coronavirus Vũ Hán, nhưng những bí ẩn về sự nguy hiểm của Covid-19 vẫn tiếp tục được hé lộ.

Trên một tạp chí y khoa uy tín, một bài báo gần đây đã khẳng định 3 đặc điểm nguy hiểm của loại virus này bào gồm: (1) không triệu chứng và tốc độ lây lan nhanh, (2) tái nhiễm sau điều trị, và (3) loại khẩu trang thông thường là không hiệu quả.

ATLANTA, GA – UNDATED: This undated handout photo from the Centers for Disease Control and Prevention (CDC) shows a microscopic view of the Coronavirus at the CDC in Atlanta, Georgia. According to the CDC the virus that causes Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS) might be a “previously unrecognized virus from the Coronavirus family.” (Photo by CDC/Getty Images)
Ngày 13/02, trang điện tử của tạp chí y khoa “The Lancet” đã đăng bài báo có tên “Hãy bảo vệ sức khỏe cho các nhân viên y tế, để phòng tránh lây nhiễm Coronavirus thể ẩn”. Khái niệm “thể ẩn” hay “ẩn triệu chứng” (subclinical) ám chỉ những bệnh nhân đã nhiễm Coronavirus Vũ Hán (COVID-19), nhưng không biểu hiện triệu chứng trên cơ thể.

Tác giả của bài viết là bác sĩ Chang De – Phó Khoa Điều trị Hô hấp của Trung tâm Y tế thứ Ba thuộc Bệnh viện 301 Bắc Kinh cùng những bác sĩ khác.

Theo bài báo đưa tin, hướng dẫn mới nhất của giới chức Trung Quốc đã phân loại Viêm phổi Vũ Hán vào nhóm B của bệnh truyền nhiễm – mục dành cho những loại bệnh truyền nhiễm mức độ nguy hiểm cao, như bệnh tả và dịch hạch. Bài báo đã trích dẫn rất nhiều ca bệnh lâm sàng và khẳng định rằng COVID-19 có thể lây truyền “hiệu quả” ở cả những người ẩn triệu chứng.

Ví dụ, một cậu bé 10 tuổi mắc Coronavirus Vũ Hán thể ẩn, nhưng biểu hiệu của bệnh không rõ trên phim chụp phổi và kết quả xét nghiệm máu.

Thêm một ví dụ khác: Một bệnh nhân đang được phẫu thuật ở bệnh viện Vũ Hán đã lây bệnh cho 14 nhân viên y tế trước khi phát sinh triệu chứng sốt.

Ca bệnh thứ hai cho thấy, bệnh nhân thể ẩn không chỉ lây nhiễm “hiệu quả”, mà thậm chí còn có thể lây nhiễm sau khi đã hồi phục. Lúc này họ vẫn mang trong mình một lượng lớn virus và tiếp tục lây truyền mầm bệnh cho người xung quanh.

Bài báo còn đề cập đến một chuyên gia y tế, người này đã trở về Vũ Hán sau chuyến đi Bắc Kinh (có lẽ nói đến bác sĩ Vương Quảng Phát, một chuyên gia của Ủy ban Y tế Trung Quốc) và bị nhiễm Covid-19.

Ông xét nghiệm dương tính với Coronavirus Vũ Hán và triệu chứng đầu tiên là viêm kết mạc. Ca bệnh này cho thấy rằng các biện pháp bảo hộ thông thường, như khẩu trang che bụi đã không còn đủ hiệu quả, mà các loại khẩu trang đặc dụng (như N95, hay goggle*, hoặc loại có lớp vải bảo vệ) mới đủ đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế.

The Lancet