Vi phạm dạy thêm là “t ội đ ồ”?

-Nguyên nhân việc cô giáo phải quỳ trước UBND tỉnh Đắk Lắk là do cô bị cơ quan quản lý giáo dục xác định “vi phạm quy định về dạy thêm”, rồi xử lý bằng hình thức chuyển sang trường khác.

-Năm 2018, cơ quan chức năng cho rằng cô Nguyễn Thị Hoa Anh, giáo viên trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Buôn Ma Thuột, đã có hành vi tổ chức dạy thêm trái quy định.

UBND TP Buôn Ma Thuột điều chuyển cô Hoa Anh từ Trường tiểu học Võ Thị Sáu về Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh. Cho rằng bị xử lý sai quy định, cô Hoa Anh khiếu nại, tố cáo nhiều lần, nhưng không được chấp nhận.

Xin phép luận bàn như sau:

-Về mặt áp dụng các quy định hiện hành, trong sự việc nói trên, UBND TP Buôn Ma Thuột đã có sự “nhập nhèm” giữa xử lý việc giáo viên vi phạm và điều chuyển giáo viên.

-Theo các văn bản pháp luật hiện hành, không có hình thức xử lý kỷ luật “điều chuyển” đối với viên chức vi phạm, do đó việc UBND TP Buôn Ma Thuột áp dụng hình thức nói trên đối với cô Hoa Anh là trái quy định.

-Việc điều chuyển giáo viên phải thực hiện đúng quy định, quy trình, dựa trên nhu cầu thực tế của cơ sở giáo dục, phù hợp với nguyện vọng của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên thuận lợi hơn trong công tác.

-Áp dụng hình thức điều chuyển như một biện pháp kỷ luật, sẽ tạo ra cú sốc tinh thần đối với giáo viên, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giảng dạy và cuộc sống giáo viên đó.

-Đáng nói, qua sự việc cho thấy, nhiều địa phương vẫn coi hành vi dạy thêm trái quy định của giáo viên (không có giấy phép, không được dạy thêm đối với Tiểu học…) như là “tội đồ”.

-Nhiều nơi, tổ chức các đoàn để tiến hành “bắt quả tang” việc dạy thêm trái quy định, lập biên bản giáo viên trước mặt học sinh, và sau đó áp dụng các hình thức kỉ luật hà khắc, thậm chí tự “sáng tạo” ra hình thức kỷ luật.

Hình ảnh người thầy, trong mắt học trò lúc đó, đã không còn sự tôn nghiêm, mà méo mó, thảm hại.
-Trong khi về bản chất, dạy thêm là hành vi truyền bá tri thức của người thầy. Nhiều giáo viên giỏi, được phụ huynh gửi gắm, nhưng vì bậc Tiểu học, nên phải tổ chức dạy thêm theo kiểu “du kích”, vì sợ bị xử lý. Một số giáo viên dạy thêm miễn phí, giúp đỡ con cháu và người thân.

-Mặt khác, một số giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập chưa đáp ứng cuộc sống, nên phải đi dạy thêm.

-Việc dạy thêm, chỉ thực sự là vi phạm, và đáng trách, khi giáo viên tìm cách ép học sinh đi học thêm.

-Còn đối với các trường hợp khác, cần có cái nhìn chia sẻ, bao dung với người thầy, không nên quá khắt khe, cứng nhắc.

-Thiết nghĩ, trường hợp cô Hoa Anh không phải là cá biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có quan điểm rõ về trường hợp này, đồng thời có văn bản hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các cấp về biện pháp xử lý giáo viên dạy thêm không đúng quy định, tránh tái diễn trường hợp giáo viên bị xử lý quá nặng nề, ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế người thầy.

(Nguồn: FB Trần Quang Đại‎)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả.