Vén màn bí mật phía sau hoạt động “khai trí” của Chu Hảo và liên đảng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”
Tại kỳ họp 30 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra từ ngày 17 đến 19/10/2018 tại Hà Nội đã xem xét, kết luận các dấu hiệu vi phạm đối với ông Chu Hảo, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ với nội dung: “Với cương vị là Giám đốc – Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy” và “Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’. Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Theo các kết luận này của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thì vi phạm của ông Chu Hảo là RẤT NGHIÊM TRỌNG, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội. Để có kết luận như trên trên chắc chắn các đơn vị chức năng đã thu thập cả tập hồ sơ dày về các sai phạm hàng chục năm qua của ông Chu Hảo khiến dư luận vô cùng bức xúc. Là người dân, chúng ta chưa được tiếp cận với các sai phạm cụ thể ngoài kết luận nêu trên, nhưng qua theo dõi hoạt động của ông này được phản ánh từ các hôi đoàn của phản ứng của dư luận trên mạng xã hội, có thể điểm qua một vài “thành tích” nổi bật của ông này trong trào lưu “tự diễn biến, tự chuyển hóa” của ông này:
Kỳ 1: Chu Hảo là điển hình diện “con ông cháu cha” thụ hưởng mọi ưu đãi của chế độ
Ông Chu Hảo là con ông Chu Đình Xương, cán bộ cao cấp của ngành công an, từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, Phó Giám đốc Sở Công an Trung Bộ, Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, sau chuyển ngành làm Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên, khi “cậu ấm” Chu Hảo được hưởng nhiều “biệt đãi” về đường học hành, y như Cù Huy Hà Vũ. Đọc tiểu sử, sẽ thấy cuộc đời Chu Hảo là một chặng đường thăng tiến thẳng tắp, không chướng ngại, thông qua những trường lớp, bằng cấp và chức vụ chính thống trong hệ thống Nhà nước. Mọi đặc ân và vị thế trong đời Chu Hảo đều được hệ thống ban cho.
Chu Hảo sinh năm 1940 ở Bắc Giang. Năm 20 tuổi, ông được cử sang Liên Xô học tại trường Đại học Bách khoa Kiev danh tiếng và sau khi tốt nghiệp trường này, ông ở lại làm Phó Tiến sỹ. Về nước, Chu Hảo làm việc tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nga, Viện Vật lý Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam hiện nay. Năm 36 tuổi, ông về làm giảng viên Đại học Bách Khoa được 3 năm thì sang Pháp làm luận án tiến sỹ 4 năm. Về nước, ông được phong Giáo sư và được cử làm Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Năm 56 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ kiêm Giám đốc dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Năm 66 tuổi, ông nghỉ hưu và chính thức bước vào con đường của kẻ “tự diễn biến, tự chuyển hóa” khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức.
Có thể nói, Chu Hảo điển hình của thế hệ “hạt giống đỏ” được Nhà nước gửi đi nước ngoài đào tạo bài bản để xây dựng, phát triển đất nước sau chiến tranh. Nên nói không ngoa, ông là đại diện thế hệ trí thức Việt Nam đầu tiên được chế độ hậu thuẫn, gây dựng nền móng cho nền khoa học và công nghệ nước nhà. Tuy nhiên ông Chu Hảo cũng như Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ lại không chọn con đường phát triển sự nghiệp cách mạng do cha ông mình là bậc khai quốc công thần tạo dựng mà lại trở thành điển hình của kẻ trở cờ, gây dựng riêng cho mình lớp trí thức, cán bộ đảng viên bất mãn, chống Đảng Nhà nước hàng chục năm qua, gây hậu quả RẤT NGHIÊM TRỌNG cho đất nước.
Ít ai biết được rằng, dù được học hành bài bản ở các nước có nền khoa học công nghệ phát triển, nhưng kể từ khi hoàn thành luận án Tiến sĩ năm 1979, rồi được phong hàm Giáo sư năm 1983 cho đến nay, Chu Hảo không hề có một công trình nghiên cứu có giá trị nào trong ngành vật lí, là lĩnh vực chuyên môn của mình. Đây là điều khó chấp nhận được với bất cứ trí thức nào lại buông bỏ hoàn toàn lĩnh vực chuyên môn và chỉ chăm chú chạy theo các dự án kinh tế, chính trị. Dễ hiểu là vì sao nhà phê bình văn học Đông La thắc mắc không thể hiểu nổi một trí thức khoa học chuyên ngành vật lý lại có phát ngôn phơi bày lỗ hổng nghiêm trọng về lĩnh vực của mình đến thế. Có lẽ vì Chu Hảo không ồn ào như Cù Huy Hà Vũ nên ít ai biết đến quá trình học hành của ông ở nước ngoài thực hư ra sao???
“Thành tích chuyên môn” như vậy, nhưng Chu Hảo lại rất thăng tiến trong lĩnh vực quản lý giới khoa học. Năm 1985, Chu Hảo làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Ngoài ra, còn làm ở Viện Vật lý Kỹ thuật, và làm Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ kiêm Giám đốc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Từ 2005 đến giờ, ông là thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.
Vì vậy dễ hiểu việc đã từng có blogger đặt vấn đề, với các vị trí quản lý cấp cao như vậy, ông Chu Hảo đương nhiên đứng đầu danh sách những người phải chịu trách nhiệm về yếu kém của khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và những vụ tham nhũng đằng sau, khi mà cho đến giờ, hàng chục năm sau khi dự án được triển khai, khu đất này vẫn giống một mảnh đất hoang để cho thuê hơn là một “thành phố công nghệ” như dự tính. Vậy mà suốt bao năm nay, trong khi toàn bộ phong trào “nhân sỹ trí thức” đối lập vẫn không ngừng phê phán sự yếu kém của nền khoa học – công nghệ Việt Nam, nó không hề đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chu Hảo.
Tiếc rằng,trong kết luận điều tra vừa qua của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới dừng ở việc xử lý trách nhiệm của Chu Hảo trong các sai phạm xuất bản sách có nội dung “tự diễn biến tự chuyển hóa” và quản lý điều hành “Nhà xuất bản Tri thức”mà chưa điều tra đến các sai phạm của ông này liên quan đến các lĩnh vực mà trước đó ông ta đã điều hành và hậu quả rất lớn đối với kinh tế và nền khoa học nước nhà.
Phải chăng một kẻ được ca tụng mang danh giáo sư Chu Hảo – người không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoặc bài báo học thuật có giá trị nào trong đời, cũng là người thất bại trong mọi vai trò quản lí mà ông từng đảm nhiệm, lại đang được “dư luận” trên mạng xã hội, truyền thông nước ngoài, giới chống cộng… ca ngợi như một trí thức lớn, yêu nước, tiến bộ và bị Đảng, Nhà nước “trù dập”?.
Ít ai biết rằng, những hoạt động được giương ngọn cờ “khai trí”của ông Chu Hảo từ khi nghỉ hưu không chỉ diễn ra trên cương vị là Giám đốc NXB Trí thức mà còn rất nhiều “dự án”khác rầm rộ không kém. Ở đây tôi xin điểm tên một số dự án giúp “Chu Hảo chơi golf hàng tuần, sở hữu nhiều biệt thự ở Đà Nẵng, Hà Nội” nhưng lại “nghèo thê thảm” theo đúng kiểu “vác rá đi xin từng đồng”
Ít ai biết rằng, Chu Hảo mang danh là Giám đốc NXB mang tên “tri thức” tưởng như nó là mảnh đất dành cho trí thức xứ Việt này phát hành tác phẩm, công trình có giá trị khoa học, nghiên cứu thì bản chất nó là nơi xuất bản các cuốn sách được “miễn phí” bản quyền và chỉ mất tiền công dịch từ các học giả phương Tây. Vì nó rất nghèo và thê thảm nên nó là đất diễn để thổi tên các dịch giả “đồng đội”với Chu Hảo như Phạm Nguyên Trường, Nguyễn Quang A… Chu Hảo lê la khắp giới trí thức hải ngoại, quỹ dân chủ quốc tế, các đại sứ quán phương Tây ở Hà Nội hay các đại gia nhiệt thành rút hầu bao đầu cơ cho “tầng lớp trí thức cấp tiến” đầu tư cứu vớt NXB Trí thức!
Thứ hai, hàng loạt “dự án” gắn với tên tuổi Phan Chu Trinh như Viện Phan Chu Trinh, Đại học Phan Chu Trinh, Quỹ dịch thuật Việt Nam sau đổi tên thành Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh nay nay lại đổi tên thành Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh cho xứng “tầm”
Cụ Phan Chu Trinh là cái bóng giúp Chu Hảo vẽ ra hàng loạt tổ chức và dự án có cả sự đầu tư của Nhà nước, các quỹ dân sự, và đại gia Việt Nam nặng lòng với việc “khai trí” dân Việt phía sau các bài báo, phát ngôn màu mè của Chu Hảo và đồng đảng. Đặc biệt, người cháu của cụ Phan Chu Trinh vốn là một trí thức yêu nước, một lãnh đạo cao cấp trong Đảng đã vô tình hậu thuẫn cho Chu Hảo rất lớn về mọi mặt nhằm phát quang tên tuổi dòng tộc.
Ngày nay, Đại học Phan Chu Trinh, nơi ở của Nguyên Ngọc dù ở vị thế đắc địa nhất Đà Nẵng không những chẳng đóng góp chút nào cho các ngoa từ mỹ miều về tạo dựng thế hệ trẻ “khai trí, tiến bộ” cho đất nước. Thực chất qua hàng chục năm xây dựng thì nó vẫn là ngôi trường sập xệ, tiêu điều bậc nhất, đã phải phá sản và được Chu Hảo, Nguyên Ngọc biến nó thành “Viện Phan Chu Trinh” với các dự án nghiên cứu văn hóa được chính quyền địa phương đầu tư cho “trí thức” còn sót lại… mục tiêu họ đỡ quậy phá!
Dù quy tụ được khá nhiều tài chính từ hệ thống dòng tộc cụ Phan, từ giới trí thức người Việt hải ngoại, từ các quỹ của ĐSQ Mỹ, Tây phương…, nhưng nó hoàn toàn giống như các tổ chức mang danh “xã hội dân sự” trong nước, khi khai trương thì rầm rộ bao nhiêu thì chóng tàn và tan rã im ắng bấy nhiêu. Sự thua lỗ đến độ, mấy năm gần đây, việc trao giải thưởng cho các “trí thức” của Quỹ Phan Chu Trinh phần lớn là từ ông Nguyễn Quang A và quỹ bí mật từ nhóm trí thức chống cộng hải ngoại và tất nhiên việc lựa chọn người trao giải cũng thuộc phe cánh của “giới trí thức cấp tiến” này.
Thứ ba, với vị trí Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Pháp từ năm 1996 đến nay, đem lại ảnh hưởng thao túng giới trí thức trong nước cho Chu Hảo.
Chu Hảo là người cầm cân nảy mực ở tòa nhà L’espace Tràng Tiền, không gian sinh hoạt văn hóa được coi là sang trọng và đắt giá nhất miền Bắc Việt Nam. Trong cái thường gọi là giới học thuật và nghệ thuật Việt Nam, ai được tổ chức sự kiện ở NXB Tri Thức và L’espace, người đó có tên tuổi được công nhận, và tiền đồ có cơ cất cánh. Bằng năng lực phong thần của mình, Chu Hảo thu về dưới trướng không chỉ những trí thức già nua hay những “nhà hoạt động” xu thời, mà cả nhiều nhóm thanh niên có nhiều tham vọng kèm chút chữ nghĩa.
Ít ai biết được bí mật tài chính phía sau các dự án này của Chu Hảo đều liên quan mật thiết với nhau mà nếu như Ủy ban Kiểm tra Trung ương hay tổ chức Thanh tra Chính phủ vào cuộc toàn diện, chắc chắn Chu Hảo và bậu xậu sẽ không thể giải trình nổi. Xin trích một vài bí mật đã được giới blogger Việt Nam tiết lộ nhiều năm nay
“Từ “tháng 12/2005, NXB Tri Thức xuất bản những cuốn sách đầu tiên của mình. Nhuận bút cho dịch giả của những cuốn sách này cũng chính là khoản chi đầu tiên mà Quỹ Dịch thuật Việt Nam xuất.
Từ tháng 12/2006, các bản dịch của NXB Tri Thức bắt đầu được tài trợ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh. Hiển nhiên dự án có được nhờ vị trí Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Pháp từ 1996 đến nay.
Từ năm 2008, NXB Tri Thức bắt đầu hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) trực thuộc Đại học Kinh tế – ĐHQGHN của Nguyễn Đức Thành và bắt đầu chuỗi phối hợp với VERP và đại sứ quán Pháp tổ chức buổi hội thảo về sách kinh tế tư bản. Từ năm 2009, NXB Tri Thức trở thành đơn vị hợp tác chính thức về xuất bản với VEPR, chịu trách nhiệm xuất bản mọi ấn phẩm của VEPR.
Còn Đại học Phan Chu Trinh và Viện Phan Chu Trinh chỉ là cái vỏ để Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh chiếm đất công, tiếp cận sinh viên, và công khai qui tụ các tổ chức. Tất nhiên, trong tất cả các tổ chức này, Chu Hảo đều giữ vai trò quan trọng, cả trên danh nghĩa lẫn hiện thực”
Chỉ chừng đó là đủ để các bạn mường tượng ra quy mô các “dự án” của Chu Hảo và lý giải vì sao Ủy ban Kiểm tra TƯ kết luận các sai phạm của ông ta là RẤT NGUY HIỂM, vì sao Chu Hảo lại có thể gây dựng lên lớp trí thức chống cộng tinh vi ngay trong lòng chế độ và nở rộ như vậy nhiều năm qua.
(Theo Loa Phuong)