Từ gương ông Nguyễn Bắc Son còn vị quan nào dám “hy sinh đời bố cũng cố đời con”?
Cái tư tưởng “hy sinh đời bố cũng cố đời con” dường như đã ăn sâu vào máu của đại đa số quan chức. Vì thế khi còn đương nhiệm nhiều người đã tìm mọi cách bòn rút ngân sách thậm chí là nhận hối lộ để vun vén cho con cháu đời sau. Nhưng có lẽ sau trường hợp của cha con Nguyễn Bắc Son liên quan đến đại án Mobiphone mua AVG, sẽ khiến nhiều người từ bỏ ý định này.
Trong khi những người liên quan đến đại án này như: Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Trương Minh Tuấn…đều tự nguyện nộp lại hàng triệu USD, thậm chí ngay cả ông Phạm Nhật Vũ cũng nộp lại gần 9.000 tỷ cả tiền gốc lẫn lãi trả về cho nhà nước, để khắc phục thiệt hại, giảm thiệt hại của nhà nước trong vụ án. Thì riêng ông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu USD “lại quả” nhưng chỉ nộp lại 500 triệu. Vì sao ông Son không nộp tất để được hưởng chế độ khoan hồng? Số tiền còn lại ông dùng để làm gì?
Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận 3 triệu USD của ông Phạm Nhật Vũ và khẳng định rằng toàn bộ số tiền đã được đưa cho con gái mình. Tuy nhiên, con gái ông Son – bà Nguyễn Thị Thu Huyền – lại phủ nhận việc cầm tiền của bố. Ngay cả khi công an cho hai bố con đối chất, Huyền cũng phủ nhận sạch rằng không nhận đồng nào từ bố. Vì sao ông Son khai đưa tiền hối lộ cho con gái? Ông Son không sợ con bị liên lụy ư, hay còn uẩn khúc gì chăng?
Những tưởng con hiểu hàm ý của cha, con sẽ cứu cha thoát ch ê’t nào ngờ Huyền đã giáng một đòn trực diện đẩy ông Son đến với cái ch ê’t nhanh hơn. Bà Huyền quả quyết không nhận đồng nào từ bố, phải chăng nếu khai nhận thì Huyền cũng sẽ bị khởi tố vì tội đồng phạm cùng cha? Giờ có lẽ tình cha con không quan trọng nữa mà mạng sống là tất cả cho nên Huyền mới nhẫn tâm với bố? Hay bà Huyền nghĩ đằng nào bố cũng ch ê’t nên quyết giữ những gì bố đưa? Thế thì Huyền đã thấm nhuần phương châm “Hy sinh đời bố củng cố đời con”?
Đúng là nước mắt chảy xuôi. Làm ra bao nhiêu tiền, đều dành hết cho con. Nhưng khi cần con nhất thì con không dám hy sinh. Ngày xưa có chuyện Thuý Kiều bán mình chuộc cha còn ngày nay có chị Huyền bán cha chuộc mình. Ông Nguyễn Du mà sống trong thời đại ngày nay có khi lại có áng thơ bất hủ cho quan hệ cha con tương tàn.
Con gái ông Son quyết vì mình, hành động này chẳng khác gì cầm dao gi ê’t bố mình. Thôi ông Son hi sinh đời bố củng cố cho con rể vậy. Tuy nhiên, bà Huyền cũng đừng nên coi thường cơ quan điều tra, bởi hành vi rửa tiền tham nhũng, hối lộ làm sao không để lại dấu vết được. Kiểu gì cũng bị truy ra, sớm hay muộn thôi.
Pháp luật của ta luôn luôn có chính sách khoan hồng, nhất là một người từng là cán bộ cấp cao như ông Son. Nếu ông khắc phục hậu quả, ông sẽ không phải nhận mức án cao nhất. Vì thế trong cáo trạng ông Son tha thiết muốn khắc phục hậu quả nhưng có lẽ gia đình không muốn. Con gái thì quay lưng không thèm đến dự phiên tòa, vợ và con trai cũng im hơi lặng tiếng. Chả lẽ nhà ông Son không có 3 triệu đô để khắc phục hậu quả? Thiết nghĩ đã leo lên cái ghế này tồn tại hết nhiệm kỳ, chắc hẳn nhà ông Son có số tiền nhiều gấp mấy lần 3 triệu đô mà ông đã nhận của Vũ. Thế nhưng gia đình đã bỏ mặt ông. Thật kinh sợ lối suy nghĩ của con gái ông Son và gia đình khi coi tiền nặng hơn ông. Ông Son thực sự là một người cha bất hạnh.
Nhìn bộ mặt thảm não và hành vi co rúm người lại của hai nguyên bộ trưởng bộ 4T trước các quan toà trong phiên xét xử vụ đại án tham nhũng AVG – Mobifone, rồi bị ông thẩm phán chửi như tát nước vào mặt “Cái gì cũng trả lời không biết thì làm bộ trưởng làm gì?”, người viết càng tâm đắc câu nói của Đặng Lê Nguyên Vũ: tiền nhiều mà để làm gì? Tiền nhiều để mà rúm ró, nhục nhã, tiền nhiều mà để người đời khinh bỉ, phỉ nhổ chăng? Nhiều tiền để làm gì khi bị cả thế giới quay lưng, con gái máu mủ của mình cũng quay lưng cùng cả thế giới. Dưới góc độ một người cha tôi thương thay cho ông, dưới góc độ quan trường, người dân nguyền rủa ông vì ông ăn vào m áu, tiền của dân. Một cuộc đời thất baị thảm hại.
Từ kết cục bi thảm của cuộc đời cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, nhiều quan chức nên lấy làm gương, hãy từ bỏ tư tưởng “hy sinh đời bố cũng cố đời con”. Các cụ bảo rồi, “đời cua cua máy, đời cáy, cáy đào”, cứ tham để lo cho con, xong cũng chả để làm gì. Có khi còn bị oán ý chứ! Những vị nào đang “tham vì con” hãy nhìn gương ông Son mà nghĩ lại, kẻo lại vô ích nhé! Nếu đại đa số nhận thức được điều này chắc hẳn sẽ đẩy lùi được tham nhũng cũng nên.
Khánh Lâm