TQ xây hàng chục đập thủy điện “vây kín” sông Mekong, Việt Nam bị TQ “b óp ngh ẹt” thành công?
Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm canh tác và cung cấp lương thực lớn nhất Việt Nam. Lợi dụng điều đó, TQ đã thao túng và điều khiển dòng sông Mekong cho mục đích chính trị của mình. Xây tới 8 đập ở thượng nguồn, TQ đang nắm quyền sinh tử của toàn bộ những khu vực mà sông Mekong đi qua. Giữa cơn đại dịch, Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong để xoa dịu cơn giận của các nước láng giềng, nhưng kết quả là gì: NƯỚC KHÔNG TỚI ĐƯỢC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Chẳng nhẽ chúng ta tiếp tục để TQ thao túng và để mặc hàng triệu người dân miền Tây vào cảnh “ch ết đói, ch ết khát”, nguy hiểm hơn cả là đối mặt với nguy cơ sụt lún nghiêm trọng?
Tại sao Trung Quốc đã xả đập mà nước vẫn không tới được đồng bằng sông Cửu Long? Hãy thử hình dung. Với việc xây hàng loạt đập ở thượng nguồn, nếu Trung Quốc xả nước cho đập thủy điện đầu tiên thì đập thứ hai ngay lập tức sẽ hứng và trữ nước, lần lượt 8 đập thủy điện lớn nhỏ đều làm như vậy ở Trung Quốc thì đến bao giờ mới có được 1 giọt nước nào từ thượng nguồn sông Mekong chảy về?
Trong khi các nước hạ nguồn sông Mekong phải thương thảo, đấu tranh để Trung Quốc xả đập thì sự hợp tác của TQ lại mang tính “kể cả”. Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5 tại Lào, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ra vẻ “làm ơn”: Trung Quốc đã xả nước ở các đập thủy điện trên sông Mekong để giúp các nước ở hạ nguồn đối phó với hạn hán. Các nước trong khu vực đang bị hạn hán là do thiếu mưa và Trung Quốc cũng gặp khó khăn tương tự.
Căm phẫn ở chỗ TQ đã chọn đúng thời điểm để xả đập: khi mà ĐBSCL đã rơi vào tình trạng khô hạn không thể cứu chữa, tình trạng mặn đã nhiễm sâu, dù có nước cũng vô ích. Nếu TQ cũng bị hạn hán như các nước tại sao lại không xả đập mà còn cố tình chặn nguồn nước lưu thông? Rõ ràng Trung Quốc sử dụng các đập này như công cụ để kiểm soát các nước hạ nguồn, nhiều hơn cho mục đích kinh tế hay phát điện.
Theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong, hiện trên sông Lan Thương, là thượng nguồn sông Mêkông đoạn chảy qua Trung Quốc, đã có 11 đập thủy điện, với tổng sản lượng điện 21.300 megawatt. Tổng sản lượng này hơn cả tổng sản lượng của tất cả các đập thủy điện của các nước hạ nguồn cộng lại. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang lên kế hoạch xây thêm 8 đập ở lưu vực sông, cả ở dòng chính và trên các nhánh phụ.
Một nghiên cứu của Mekong Freedom Network công bố hồi năm 2019 đã tố cáo: Chính 8 đập thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỷ mét khối nước, đây được xác định là nguyên nhân chính khiến dòng chảy sông Mekong trở nên bất thường thời gian qua.
Điều đáng nói là, thiện chí xả đập của Trung Quốc không hề giúp ích cho việt Nam thậm chí là cố tình “b óp ngh ẹt” ĐBSCL của VN cho đến ch ết. Tại sao lại nói như vậy, bởi vì khi xả đập TQ cố tình xả không đều đặn, thứ hai là tung tin để người dân ở ĐBSCL gieo xạ để cứu một số lúa trước đó, nhưng do lượng nước xả không có bao nhiêu nên nông dân bị thiệt hại nhiều hơn nữa.
Nếu cảnh giác sẽ thấy việc xả đập của TQ không hề “vì láng giềng” vì TQ toàn chọn thời điểm MÙA MƯA SẮP TỚI để xả đập! Nhưng Trung Quốc vẫn lấy điều này tuyên truyền rằng, những đập ở Trung Quốc có tác dụng cứu hạn trong mùa khô, do trữ nước trong mùa mưa và xả trong mùa khô. Không mất gì, bảo vệ được đập mà còn được mang ơn, còn được giúp đỡ trong đại dịch thì tội gì không làm?
Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa mới đi trung Quốc về thì TQ tuyên bố xả đập, liệu có phải yêu sách của hai lãnh tụ láng giềng đối với VN? Bởi nếu Việt Nam có trong danh sách “vì láng giềng” của Trung Quốc thì nước phải tới được ĐBSCL VÀ PHẢI TỚI SỚM HƠN chứ? Việt Nam đã giúp TQ rất nhiều trong cơn đại dịch: gửi hàng tấn khẩu trang thậm chí là cả tiền tài trợ nhưng nhận được “quả báo ơn” quá đắng ngắt!
Bây giờ người dân ĐBSCL đang phải đối mặt với tình trạng: Nước ngọt không về phù sa không có, dẫn đến hiện tượng thâm nhập mặn hay nói rõ ra là bị nước biển xâm nhập, cả cánh đồng bao la rộng lớn đầy sản vật tôm cá, ruộng lúa ngày nào nay đang phải bị nhấn chìm dần xuống dưới mực nước biển. Nếu toàn bộ vùng miền Nam bị chìm dần thì liệu TP.HCM có bị chìm?
Đây không còn là một báo động nữa mà đã là một thực tiễn trước mắt. Ai thương xót cho thảm cảnh hiện giờ của hơn 20 triệu dân ĐBSCL?
theo Tâm bão