Tổng Bí thư ra lời huấn thị về vấn đề Biển Đông: Truyền thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ và Trung Quốc

Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục cử tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát Hải Dương 8 đi vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức lên tiếng.

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị TW, Tổng Bí thư mở đầu bằng lời huấn thị: Phải tập trung vào vấn đề Biển Đông. Đây không chỉ là mệnh lệnh: cảnh giác với Trung Quốc và giữ nước, đây là còn thông điệp mà Tổng Bí thư muốn gửi tới Mỹ lẫn Trung Quốc. Thật hay, trùng khớp thời gian tổng Bí thư đưa ra lời hiệu triệu, Mỹ cũng cử đội tàu sân bay Ronald Reagan tiến vào và tập trận ở Biển Đông.

Chính Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đích thân lên tiếng trong bài diễn văn khai mạc sáng ngày 7 tháng 10 mở đầu cho Hội Nghị Trung ương 11, ngoài những chỉ đạo xem xét về kinh tế, xã hội cũng như quản lý nhà nước, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh “phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.”

Nếu theo dõi tình hình Bãi Tư Chính, nơi Trung Quốc nhúng tay vào từ đầu tháng 7 sẽ thấy, Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Dương 8 đến vùng nước rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, để tiến hành các khảo sát trái phép. Cho tới hôm nay, ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 11, Trung Quốc đã đem vào Bãi Tư Chính nhiều đợt thăm dò để khẳng định chủ quyền phi lý của mình. Và lời phát ngôn của Tổng Bí thư như để khẳng định với Trung Quốc: Việt Nam quyết không bỏ qua cho hành động ngang ngược này!

Không chỉ nhắm tới Trung Quốc, bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng cho thấy quyết tâm đi Mỹ tới đây của VN. Việt Nam được đánh giá là trọng điểm chiến lược của Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương, khả năng một quan hệ tầm chiến lược toàn diện sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm Nhà Trắng kỳ này của Tổng Bí thư. Và qua chuyến thăm đó, những công cụ chống lại sự bành trướng của TQ như: vũ khí Mỹ, USD đầu tư, văn bản ký kết đối tác chiến lược quốc phòng với Mỹ sẽ được gặt hái?

Trong bối cảnh đó, việc một công ty quốc phòng của Israel cung cấp máy bay không người lái cho một quốc gia Đông Nam Á mà giấu tên làm người ta hồ nghi là Việt Nam.

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và đội tàu tấn công

Về phía Mỹ, những chuyển động gần đây của thế giới cho thấy Mỹ cũng đã bắt đầu tăng cường bao vây an ninh mạnh với Trung Quốc. Chỉ vài ngày trước khi Trung Quốc đánh dấu một sự kiện quan trọng, lễ mừng Quốc Khánh 70 năm, Mỹ đã cử đội tàu sân bay USS Ronald Reagan được đánh giá là mạnh nhất thế giới tiến hành các hoạt động ở khu vực Biển Đông, gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Reagan trên biển có thể được xem là Mỹ đang thử dội gáo nước lạnh vào lễ kỷ niệm này, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại kéo dài của Donald Trump tiếp tục diễn ra với Tập Cận Bình.

Khi mà hai quốc gia có chung một điểm trực diện đối đầu là Trung Quốc, việc siết chặt quan hệ hợp tác song phương chống lại sự bành trướng của Trung Quốc là điều cần thiết?

Không chỉ là Mỹ, dường như cả thế giới đều có chung một điểm trực diện đối đầu là Trung Quốc. Vừa qua dưới tác động của Trung Quốc, một số quốc gia và vùng lãnh thổ lâu nay công nhận Đài Loan độc lập thì nay bắt đầu lung lay lập trường chính trị với Đài Loan. Thế là một lá đơn tập thể với 53000 chữ ký của người Đức vừa được đệ trình lên đã đủ áp lực để chính phủ nước này xem xét thiết lập quan hệ ngoại giao trực tiếp với Đài Loan, bảo vệ nền dân chủ của đảo quốc này.

Nhân dịp Mỹ-EU, Đài Loan, Việt Nam cùng có một “kẻ đối trọng” chung thì Hong Kong cũng tranh thủ tận dụng với mong muốn giành độc lập khỏi bàn tay cai trị của TQ.

Với bối cảnh các nước trong khu vực như vậy và lời công khai huấn thị BCHTW mới đây của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì phải chăng tàu chiến của các bên sắp đến sẽ kéo về Biển Đông ngày một đông?

Trong bối cảnh bên ngoài chịu nhiều tác động như vậy, việc tăng cường chủ động bên trong của Việt Nam là điều rất cần thiết. Vấn đề quan trọng nhất lúc này là phải đẩy mạnh hơn nữa tình đoàn kết của toàn dân, chống kẻ thù xâm lược.

Cát Linh