Tin buồn cho các quan chức th am nh ũng

Việc em ruột Cựu bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, ông Lê Tấn Hùng – nguyên Tổng giám đốc SAGRI vừa bị Bộ công an bắt tạm giam để di lý ra Hà Nội, phục vụ công tác điều tra liên quan đến những sai phạm trong quản lý kinh tế trong thời gian ông Hùng còn tại chức, đã cho thấy sự quyết liệt trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Có thể có 02 vấn đề chính mà Nhà nước Việt Nam rất quan tâm trong việc phòng chống tham nhũng: (1) Tham tra phát hiện hành vi tham nhũng của các quan chức và thực hiện việc khởi tố; (2) Tìm cách thu hồi tài sản tham nhũng từ các quan chức này.

Vấn đề (1) có lẽ không quá khó để thực hiện, bởi vì cơ quan chức năng của Việt Nam thường có đủ chứng cứ vi phạm của các quan chức, vấn đề là chính phủ Việt Nam có muốn làm hay không mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề (2) sẽ là rất khó, và gần như không thể thực hiện được vì thường các quan chức tham nhũng đã tẩu tán hết tài sản tham nhũng ra nước ngoài trước khi bị bắt giữ. Bởi vậy, việc thu hồi là không thể thực hiện được nếu như không có sự hợp tác về tư pháp từ quốc gia nơi tài sản tham nhũng của quan chức được tẩu tán.

Chính vì lẽ đó, mới đây vào ngày 3 tháng 7 năm 2019, Báo ANTV thuộc Tổng cục Chính trị An ninh Nhân dân có đăng tin về việc Bộ trưởng Bộ công an Việt Nam, ông Tô Lâm đã có buổi tiếp kiến và làm việc với ông Davis Bowdich, Phó giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) tại Hà Nội, thảo luận về hợp tác phòng chống tội phạm liên quan đến tiến trình đàm phán và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định dẫn độ tội phạm… giữa hai nước. Mặc dù nội dung bài báo không nêu cụ thể lĩnh vực hợp tác nào, tuy nhiên, nếu để ý kỹ chức năng của FBI, cùng với tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng có thể nhận ra những loại tội phạm nào mà các hai quốc gia đang quan tâm và cần sự hỗ trợ từ phía bên kia.

Việc các quan chức tham nhũng tẩu tán tài sản tham nhũng là chắc chắn. Tài sản tham nhũng được tẩu tán ra nhiều nơi, nhưng cách thức chính vẫn là tẩu tán ra nước ngoài dưới các hình thức nhờ người thân, bạn bè đứng tên mua bất động sản; đầu tư kinh doanh; gởi tiền vào các tài khoản ngân hàng ẩn danh… Và một điều khác chắc chắn rằng các quan chức tham nhũng này sẽ không bao giờ lựa chọn những nước cộng sản như Trung Quốc, Cuba, hay Nga… để tẩu tán, mà bọn họ thường chọn các quốc gia phương Tây vì tài sản sẽ được bảo vệ tốt hơn. Những quốc gia phương Tây này là Úc, Canada, Châu Âu (CH Séc, Đức, Ba lan, Slovakia nơi có nhiều người Việt sinh sống), và nhất là Mỹ. Có thể nói rằng, phần lớn tài sản tham nhũng được tẩu tán tại Mỹ.

Việc hợp tác về tư pháp giữa Mỹ và Việt Nam có thể từ các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất về tình hình kinh tế – chính trị Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy rõ hiện nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu lâm vào khủng hoảng vì tình hình kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước, những công trình cơ sở hạ tầng sử dụng vốn vay ODA không hiệu quả, những khoảng nợ nước ngoài đến hạn phải trả, và chính phủ Việt Nam thì gần như là không thể đi vay thêm tiền ở đâu được nữa… dẫn đến ngân sách kiệt quệ. Thêm vào đó là gia tăng tình hình dân oan khiếu kiện về bị các quan chức tham nhũng cấu kết với đám doanh nhân tài phiệt cướp đoạt nhà cửa, đất đai… sẽ dẫn đến nguy cơ sụp đổ nền kinh tế, chế độ. Vậy nên, vấn đề cốt lõi là Nhà nước Việt Nam cần phải có tiền để giải quyết các khó khăn này, và trong khi không thể đi vay thêm nước ngoài, không thể đánh thêm thuế lên người dân được nữa, thì các duy nhất có thể để có tiền cho ngân sách, chính là THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG. Minh họa cho khả năng này là vừa qua tài sản của nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Tuyền đã bị tịch thu. Như vậy có thể thấy, hiện Nhà nước Việt Nam đang rất mong muốn truy tìm nơi cất giấu và thu hồi tài sản tham nhũng của các quan chức cất giấu ở nước ngoài.

Thứ hai về phía Mỹ, chính phủ tổng thống Donald Trump hiện đang rất quan tâm về tình hình an ninh quốc gia Mỹ, cụ thể chính là về tội phạm rửa tiền và buôn người. Pháp luật của Việt Nam quy định về các loại tội phạm này và việc thực thi còn rất lỏng lẻo, vì vậy đã biết lãnh thổ Việt Nam thành nơi rửa tiền và buôn người lý tưởng cho các tổ chức tội phạm quốc tế và trong nước. Vì lẽ đó, chính phủ Mỹ rất cần sự hợp tác từ chính phủ Việt Nam để ngăn chặn các tội phạm này.

Rõ ràng, việc Mỹ giúp Việt Nam truy tìm, bắt giữ, dẫn độ các quan chức tham nhũng, đồng thời thu hồi tài sản tham nhũng chuyển trả cho Việt Nam; và Việt Nam hỗ trợ Mỹ phát hiện, bắt giữ và ngăn chặn các tội phạm rửa tiền, buôn người là một sự hợp tác song phương mà cả hai bên cùng có lợi, và không gây phương hại đến an ninh quốc gia của bên nào. Vì vậy, đây có lẽ là nội dung chính trong buổi làm việc nêu trên giữa Bộ trưởng Tô Lâm và Phó giám đốc FBI.

Gác qua những bất đồng khác, người Việt Hải ngoại chúng tôi sẵn sàng ủng hộ và hỗ trợ Nhà nước Việt Nam truy tìm tông tích, tài sản tham nhũng của các quan chức, đảng viên biến chất đang lẩn trốn, tẩu tán ở Mỹ cũng như ở các quốc gia khác. Xin hãy liên hệ với chúng tôi!