Tâm linh – sự khai trí dân tộc hay th ảm h ọa cho giống nòi?
Trong lịch sử đất nước và dân tộc, chưa bao giờ Phật giáo lại phát triển “rực rỡ” và trở nên “hùng mạnh” như bây giờ, nó phát triển ở một thể chế toàn trị trên nền tảng của chủ nghĩa vô thần – đó là một nghịch lý.
Đi theo sự phát triển đó là một lực lượng tăng ni, phật tử cũng rất “hằng hà sa số” có một khả năng “tiêu tiền không tiếc tay” nhưng lại không có khả năng làm ra của cải vật chất, lại được từ chính quyền các cấp cùng mọi tầng lớp nhân dân chiều chuộng, phụng đãi cung kính và sẵn sàng dâng hiến mọi thứ từ tiền bạc, của cải, vật chất đến tinh thần, thậm chí gần như thả vào tay họ những quyền năng siêu phàm để dễ dàng biến nhiều người thành kiêu tăng mà coi thường kỷ cương phép nước.
Không những thế, bao nhiêu diện tích đất đai màu mỡ đã biến thành những “khu du lịch tâm linh” cùng với hệ thống môi trường sinh quyển bị phá vỡ nghiêm trọng góp phần không nhỏ vào sự mất cân bằng sinh thái vốn dĩ đang là th ảm ho ạ cho một đất nước phát triển bát nháo khiến thân thể một quốc gia bị băm nát không thương tiếc.
Từ những “cái gọi là tâm linh” nó sinh ra hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu các lễ hội lớn nhỏ từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh rồi huyện và cấp thôn làng thu hút không biết bao nhiêu nhân lực và lãng phí bao nhiêu ngày công cùng với bụi tro hàng mã đốt không thương tiếc góp phần không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường cũng vốn dĩ đang là một thả m ho ạ.
“Tâm linh” xưa nay vẫn là một liều thuốc cực độc k ìm hã m sự phát triển trí tuệ của người dân Việt nếu như nó bị lợi dụng để làm phương tiện cho ý đồ không lành mạnh bởi theo họ thì cái gì cũng có thể thành Thần để họ sì sụp lễ bái, cầu xin và kiêng kỵ, thậm chí đến con chó đá, gốc cây to, buồng chuối trăm nải, hòn đá mồ côi họ cũng sẵn sàng lễ bái, gọi là “ngài” rồi xưng “con”, đến con trâu chọi, con chuột họ cũng vui lòng gọi là “ông” một cách cung kính.
Sau đó là sự kiêng kỵ, kiêng kỵ đến đáng thương hại từ việc lựa chọn con số cho điện thoại, biển xe, bàn thờ, cửa to cửa nhỏ cho đến kích thước cái giường ngủ mặc dù họ thừa biết thế gian xưa nay chẳng ai giầu sang vì ngủ, rồi kiêng đến tuổi cưới vợ gả chồng mặc dù cũng từ sự kỹ kiêng ấy giờ đây lớp trẻ thay vợ chồng dễ và nhiều như thay áo.
Xét cho cùng và không thiếu logic thì sự cuồng tín chính là hệ quả của sự ngu dốt nhưng không ai chịu thừa nhận nó mà họ còn luôn biện hộ cho sự cuồng tín đó một cách nhiệt thành. Nói không ngoa thì các tín đồ của Phật giáo không dễ nổi xung khi ai đó xúc phạm song thân nhưng họ sẵn sàng phẫn nộ nếu một sư thầy nào đó của họ bị phỉ báng.
Họ cắm đầu lễ bái quanh năm, cắm đầu cầu xin sự ban phát của đấng siêu hình, cắm đầu phụng sự không cần biết đâu là chân tu, đâu là tà tu mà quên cả bổn phận với cha mẹ ông bà, thậm chí là trách nhiệm với con cái và nghĩa vụ của những công dân để rồi cuối cùng chẳng được gì ngoài mớ lý thuyết rằng: “sau khi ch ết không bị sa vào địa ngục cho quỷ sứ hành hình và hưởng kiếp luân hồi sung sướng hơn kiếp mình đang sống”!
Họ gầy mòn vì lễ bái, sẵn sàng vét đồng cuối cùng trong nhà đem “cúng dường” để rồi chiêm ngưỡng các bậc tà tu béo tốt ưa dùng tất cả các hàng hiệu cao cấp, rất thích có kẻ che ô, xách dép luôn đi bên cạnh, nói những lời có cánh và những bẩm bạch cùng sự cung nghinh!
Một đất nước mà phần lớn người dân như thế, phần lớn đất đai, của cải đổ vào chùa chiền, tượng to chuông lớn bậc nhất, nhiều bậc nhất thế giới cùng với những con người chỉ ưa sì sụp lễ bái cầu xin với khăn hồng áo tía xun xoe nơi lễ hội cùng với một chính sách vận hành luôn tiếp sức cho cái gọi là tâm linh để tạo nên những nhóm lợi ích thì đó là sự khai sáng tri thức dân tộc hay một thảm hoạ của sự suy bại một giống nòi?
(Nguồn: FB Nguyễn Công Vỹ)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, không phải của BBT!