Tai to mặt lớn Phú Mỹ Hưng, Vạn Thịnh Phát, FLC, Sacombank, TPBank, VIB,… đều tự sa vào “bẫy giặc”?

Thế giới chẳng hề lạ với chính sách ngoại giao bẫy nợ của “đối tác Trung Quốc”. Một khi sa chân vào vị chủ nợ hắc ám này, cái kết khải trả rất là đắt: buộc phải trao cho Trung Quốc quyền kiểm soát tài sản của mình. Bất chấp những rủi ro, nhiều DN bất động sản, nhà băng Việt vẫn đâm đầu vào, sẵn sàng chìa tay nhận những khoản tiền “mưu mô” mà không nghĩ rằng: Một khi không thể trả nổi nợ, toàn bộ tài sản của họ gồm quyền quản lý đất đai, lãnh thổ đều phải GIAO KHÔNG CHO GIẶC.

Vốn vay từ các ngân hàng Trung Quốc luôn là món mồi hấp dẫn các doanh nghiệp Việt bởi yêu cầu nhận vay dễ dãi. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó.

Đằng sau các khoản vay, viện trợ của Trung Quốc là cả một ý đồ “thôn tính” chiến lược

Bằng cách lợi dụng ưu thế của mình, quốc gia có thu nhập thấp, Trung Quốc dễ dàng nhận được khoản vay lãi suất cực thấp của Ngân hàng Thế giới (WB), từ chỉ trên 1%. Hiện Trung Quốc đang là quốc gia vay nhiều tiền nhất của WB, tổng cộng khoảng 16 tỷ USD. Giống như tay cho vay kiếm lời, Trung Quốc lại cho các nước khác vay lại tiền những với lãi suất cao hơn nhiều WB, từ 4-6%/năm.

Vì sao các khoản vay của TQ lại thu hút các nước hơn là các khoản vay từ phương Tây? TQ lợi dụng ưu thế “vay nhưng không cần tính minh bạch, không can thiệp vấn đề nội bộ” để tạo lợi thế của kẻ cho vay, điều mà các quốc gia Phương Tây lại luôn đòi hỏi khắt khe đối với con nợ. Nhưng con nợ không hề biết hệ quả của các khoản nợ này lại nguy hiểm như thế nào.

Ở Việt Nam, không ít các doanh nghiệp chấp nhận “chơi với lửa”. Nhiều Công ty bất động sản đã tự giao mình cho giặc: Công ty TNHH Phát triển Phú Hưng Khang – công ty con của Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng từng ký kết khoản vay hợp vốn trị giá 400 triệu USD, tương đương 9.320 tỷ đồng với các ngân hàng Trung Quốc.

Công ty TNHH Phát triển Phú Hưng Khang – công ty con của Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng

Công ty TNHH Union Square, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua lại từ Tập đoàn Vingroup đã được Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và 3 ngân hàng Hồng Kông là Hang Seng Bank Limited, Chong Hing Bank Limited và The Bank of East Asia Limited ký thỏa thuận hợp tác đồng tài trợ tín dụng.

Tập đoàn F’LC cũng đã có khoản vay từ Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Năm 2017, Tập đoàn F’LC có hợp đồng tín dụng số ICBC.DN.2017.7 ngày 28/3/2017 với hạn mức vay là 120 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều nhà băng ở VN cũng sẵn sàng nhận vốn vay từ các ngân hàng TQ: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vay 17,5 triệu USD từ Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), chi nhánh Hồng Kông. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vay 85 triệu USD từ ba ngân hàng quốc tế gồm Ngân hàng Cathay United (Đài Loan); Ngân hàng Công thương Trung Quốc – chi nhánh Hồng Kông và Ngân hàng Kiatnakin Thái Lan.

Năm 2015, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận khoản vay 50 triệu USD từ Cathay United Bank. Năm 2017, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng đã ký kết hợp đồng vay hợp vốn trị giá 50 triệu USD với 8 ngân hàng Đài Loan.

Vạn Thịnh Phát của bà chủ Trương Mỹ Lan – Cánh tay nối dài của Trung Quốc thâu tóm hàng trăm quỹ đất khủng ở VN

Những công ty bất động sản và ngân hàng kể trên đều là những doanh nghiệp có tiếng trong thị trường Việt Nam. Nắm hàng trăm, hàng ngàn quỹ đất, thậm chí còn là đất vàng, đất vị trí chiến lược. Tự hỏi, các Doanh nghiệp kể trên đã ủy thác gì cho ngân hàng Trung Quốc để nhận những khoản vay mờ ám? Nếu các ngân hàng TQ không yêu cầu sự minh bạch, không quan tâm mục đích vốn vay thì điều kiện gì khiến họ sẵn sàng giao tiền?

Suy cho cùng, Trung Quốc có muốn các con nợ ăn nên làm ra để trả nợ cho mình hay điều họ muốn sau cùng là con nợ phá sản và đến ngày phải siết nợ? Gánh nặng nợ nần đè lên vai họ bao nhiêu thì khả năng kiểm soát, sức ảnh hưởng của TQ càng lớn bấy nhiêu. Chỉ cần họ sa cơ lỡ vận, Bắc Kinh sẽ đưa điều kiện giao đất, giao quyền sở hữu thì khi đó sẽ có bao nhiêu diện tích lãnh thổ bị rơi vào tay giặc?

F’LC và rất nhiều quỹ đất khủng nằm ở vị trí chiến lược dọc chiều dài đất nước

F’LC có lẽ đang là bài học nhãn tiền khi DN này đang ngấp nghé bờ vực phá sản, trong số lỗ 1.900 tỷ mới được công bố liệu có bao nhiêu là nợ vay từ TQ? Chưa kể, việc DN này công bố đã bán đứt 49% cổ phần cho một DN nước ngoài càng dấy lên mối lo ngại DN này đến từ một quốc gia luôn nhăm nhe xâm lược VN.

Một F’LC đủ trái đắng, vậy còn số phận bao nhiêu nhà băng lớn của VN sẽ thế nào? Liệu bây giờ rút chân có kịp? Kiểm soát kinh tế chỉ là một phần, cái mục tiêu cao nhất của TQ là kiểm sóat cả lãnh thổ? Ai có thể đảm bảo hàng trăm, hàng ngàn quỹ đất mà các DN kể trên đang nắm giữ có rơi vào tay giặc hay không?

Hồi năm 2017, Sri Lanka không thể thanh toán các khoản vay nên đã để cho Trung Quốc vận hành, thuê với giá ưu đãi một cảng biển chiến lược trong 99 năm. Vậy với rất nhiều khoản nợ đang đổ lên đầu nhờ sự giúp sức của các DN Việt, cộng thêm những khoản nợ từ các dự án quái gở dính bẫy TQ như Cát Linh – Hà Đông, có khiến VN vấp vào vết xe đổ của Sri Lanka? Thật khó lường!

Theo Tâm bão