Tài nguyên và nhân lực đều dồi dào, tại sao Việt Nam giờ vẫn nghèo?

Dưới đây là trả lời của Darin Williams, một doanh nhân làm việc tại Châu Á hơn 25 năm:

Đây là một vấn đề phức tạp mà không có câu trả lời đơn giản nào có thể bao hàm hết mọi phương diện vì sao Việt Nam vẫn “nghèo”. Tính theo các chỉ số đo lường quốc tế về thu nhập bình quân đầu người, như trong một số báo cáo chỉ ra, thì Việt Nam đã được “rút” ra khỏi diện nghèo và đang nằm trong top “phát triển trung bình”. Nhưng theo các chỉ số khác bao gồm phần lớn người Việt Nam sống qua ngày như thế nào, thì đất nước này vẫn đang ở trũng “nghèo”.

Là một người đã sống và làm việc tại Việt Nam trong nhiều năm và hiện tại vẫn đến đây thường xuyên, tôi sẽ nêu quan điểm của mình về lý do tại sao tôi vẫn coi Việt Nam là nước “quá nghèo” so với tài nguyên và nhân lực tại đó. Nói cách khác, tại sao Việt Nam không phát triển được tương xứng với tiềm năng hiện có của mình.

1) THAM NHŨNG:

Tham nhũng khiến người dân nơi đây cảm thấy bệnh tật khi biết rõ nó nhưng vẫn phải sống chung với nó. Tham những khiến con người nơi đây khốn khổ khi họ phải chứng kiến những người bán hàng chăm chỉ với tinh thần khởi nghiệp bị tống tiền như cơm bữa bởi cảnh sát khu vực, cảnh sát quận, cho đến chủ tịch chính quyền địa phương.

Cho dù dưới thẩm quyền là giám đốc quốc gia của một công ty Mỹ tầm cỡ, công ty chúng tôi được các quan chức Bộ Lao Động “sờ gáy” và gán lên đầu một khoản nợ 100,000 USD vì họ đã thay đổi một bộ luật vào tháng trước và cho nó có hiệu lực mới trong vòng 2 năm. Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan mà.

Hãy nhìn vào hệ thống tàu điện được thi công tại Tp. Hồ Chí Minh, bao gồm cả các công trình tàu điện trên và dưới mặt đất kéo dài từ Quận 1 đến Quận 2 rồi qua các khu vực lớn hơn tại thành phố này. Khi hoàn thành, nó sẽ là công trình “hao tài”, đắt nhất từ trước đến nay TRÊN TOÀN THẾ GIỚI (nó vẫn chưa xây xong sau hơn nửa thập kỉ). Do chi phí nhân công tại VN quá cao hay do vật tư khó và quá mắt để sản xuất trong nước hay là do hệ thống tàu này quá lớn?

Không! Vì mọi tầng lớp quan chức đều có mặt, ăn chia trong quá trình phát triển nó. Nghĩ về điều này đi, chúng ta đang nói về việc hàng chục triệu USD được rót vào túi riêng, các món tiền này có thể giúp cải thiện đời sống cư dân Việt Nam. Tham nhũng tràn lan, rõ mồn một tại mọi tầng lớp xã hội Việt Nam là một thứ ung thư đang giết dần sự phát triển mà Việt Nam đáng có.

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn gần 5 tỷ USD

2) CƠ SỞ HẠ TẦNG, HÀNG HÓA CÔNG CỘNG CHẤT LƯỢNG TỒI:

Tôi không tính đến đường xá – có nhiều cung đường đàng hoàng, đặc biệt tại Hà Nội (bạn có thể tự đến xem hay tra trên mạng), cũng như WIFI hiện hữu mọi nơi cho dù là tại một quán cóc ở nơi hoang vu nào đó. Mà tôi muốn nói về 2 vấn đề:

a) Giáo dục
b) Y tế

Cho những gã dùng số liệu mà bô bô nói về “sự phát triển mạnh mẽ” khắp Việt Nam, tôi sẵn lòng mời họ một giờ lái xe xung quang khu vực Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng hay Nha Trang để thăm một bệnh viện hay trường học tại đó. Trong khi một số trường thì được xây dựng chỉnh chu, phần lớn còn lại thì khủng khiếp. Bạn cảm thấy gì khi thấy 2 đứa trẻ, ì à chia nhau cái bàn học nhỏ xíu trong một căn phòng chật chội, nóng nực, không có điều hòa, chăm chú nghe thầy cô giảng. Và nhà vệ sinh tại đó – nằm ở ngoài, bẩn đến mức không từ nào tả xiết. Tôi thấy được điều này khi đi tình nguyện và tham gia xây sân chơi tại một số trường. Nhìn vào những điều kiện này, thì bọn nhỏ làm sao có được một sự giáo dục đàng hoàng.

Hơn thế nữa, giáo viên và các cán bộ cũng ăn chia với nhau, điều này khiến tôi thấy được một nỗi đau lớn nhất của Việt Nam, đó là bệnh viện. Tôi đã vài lần vào bệnh viện thăm bạn của mình, và thật sự bàng hoàng. Lần cuối tôi đến thăm một người bạn tại bệnh viện là vào 2 tháng trước, và tôi đếm được có 22 con người chen chúc nhau trong một căn phòng 16 mét vuông.

22 con người chen chúc nhau trong một căn phòng 16 mét vuông.

Lớp thì ngủ dưới gầm giường, 2 bệnh nhân chia chung một giường bệnh, cửa sổ thì mở toang vì không có điều hòa, muỗi thì cứ vo ve bay vào. Có người bệnh còn phải nằm trên một chiếc giường bé tí ngoài hành lang. Các bác sĩ hậm hực, càu nhàu và la mắng khắp mọi nơi. Được rồi, có thể nhiêu đây là quá đủ, nhưng điều khiến tôi điên tiết và đau lòng, giống như tại mỗi hệ thống của Việt Nam, đó là nạn ăn hối lộ.

Tôi biết một sự thật là các bác sĩ và đặc biệt là cấp quản lý bệnh viện, cũng như cán bộ nhà nước địa phương, đút túi riêng để chữa trị “tốt hơn”, và được các công ty dược phẩm và thiết bị y tế cho tiền để sử dụng sản phẩm của họ. Bọn người đó đút túi riêng trong khi đồng bào mình nằm lay lắt trong một bệnh viện không đạt chuẩn vệ sinh, mong chờ sự giúp đỡ từ một tay “bác sĩ” cục xúc, gà mờ cũng nằm trong đường dây ăn chia đó.

3) THIẾU CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁP LÝ BẢO VỆ TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG ĐÃ CÓ HIỆU LỰC

Giống như một miền tây hoang dã, khi đề cập đến việc thực thi hợp đồng và trong đa số trường hợp, bên chiến thắng tranh chấp là bên “quen biết nhiều” quan chức hoặc người giữ nhiều “quyền lực” hơn. Khi nói về các mối quan hệ và quyền lực, tôi muốn nói về bên “quen biết ai đó” trong hệ thống nhà nước. Đặc biệt là về quân đội hay chính phủ, nếu bạn có một mối quan hệ với một viên chức hay sĩ quan cấp cao, thì bạn chắc chắn có một “kim bài miễn thua” trong đa số các cuộc tranh chấp. Yếu tố quen biết quan chức thì tại các nước cũng na ná nhau, thành thật là vậy, nhưng lợi ích từ một mối quan hệ tốt với quân đội khiến Việt Nam đi có thể trượt đi quá xa.

Tôi kết luận rằng: Có phải người dân thấy chất lượng cuộc sống tại Việt Nam không “nghèo” bởi những con người đó không thông minh hoặc lười biếng hoặc không quan tâm hay không? Không! Hầu hết người Việt nam rất thông minh, luôn nỗ lực và sẵn sàng chịu cực chịu khổ để cuộc sống gia đình mình và bản thân tốt hơn.

Nhưng thật không may, họ đang lội ngược dòng trước một dòng sông đen kịt, cáu bẩn bởi sự tham nhũng, cơ sở hạ tầng tồi tệ và sự thiếu thốn quyền sở hữu tài sản và bảo vệ thực thi hợp đồng. Khi đối diện với những tiêu cực như vậy, bạn sẽ dễ dàng đồng cảm khi thấy họ “Làm vậy thì được gì” và bỏ qua tất cả. Nếu người dân nơi đây bắt đầu đòi hỏi nhiều trách nhiệm giải trình minh bạch từ các cấp, thì những điều tiêu cực này có thể được giảm bớt và Việt Nam có thể đạt tới tiềm năng của mình như một một quốc gia phát triển nhanh hơn nhiều.

(Theo Quora Việt Nam)