Sau khi “vứt” hàng trăm tỷ đồng xuống CỐNG, TP.HCM tính chuyện lập BOT chống ngập để rút rỉa túi tiền dân đời đời kiếp kiếp

Phân viện Kinh tế xây dựng miền Nam vừa hoàn thành việc lập phương án giá dịch vụ chống ngập là 3.668 đồng/m2/tháng, theo đặt hàng của Sở Xây dựng TPHCM. 3.668 đồng này sẽ là căn cứ để thành phố kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, gọi là xã hội hóa. Cho dễ hiểu, đó sẽ là một thứ BOT chống ngập. Và chính dân sẽ là người trả tiền.

Lạ một điều, tác nhân ngập xưa nay không phải là người dân. Người dân chỉ là những nạn nhân gánh chịu hậu quả ngập nặng nề, vậy mà nay lại bắt những nạn nhân đóng tiền chống ngập, chẳng khác nào “hốt cứt, dọn phân” cho bọn tư nhân ăn trên ngồi trốc, chèn ép dân nghèo.

Nói đâu xa, con đường Nguyễn Hữu Cảnh vốn mệnh danh là “rốn ngập” TP.HCM trước đây hoàn toàn không ngập. Nhưng từ khi hàng loạt dự án, cao ốc mọc lên thì vừa mưa đã ngập. Cảnh đặc tả đặc tả sự chịu đựng, khốn khổ của dân khi đi qua các khu vực ngập nặng này tại một phóng sự cách đây không lâu có thể khiến bất kỳ ai nổi da gà: “Mực nước vượt quá chiều cao của các loại xe hai bánh gắn máy. Có người té ngửa khi đang dắt xe hai bánh gắn máy vì “sóng” do những xe lớn hơn tạo ra. Các loại phương tiện nghẽn ứ ở giao lộ. Không chỉ xe hai bánh gắn máy mà xe hơi cũng chết máy. Dân chúng giúp nhau khiêng xe hai bánh gắn máy sang phía bên kia dải phân cách bằng bê tông để tìm lối khác về nhà. Tài xế các loại xe bốn bánh rời khỏi chiếc xe đang chìm trong nước, leo lên dải phân cách, chờ nước rút, đường thông…”

Lỗi ngập lụt không phải từ dân, vậy mà dân lại phải gánh chịu tất cả, còn những kẻ tỷ phú, ăn trên ngồi trốc cùng những tên quan phê duyệt dự án vô tội vạ để lấy tiền hoa hồng, lót tay dày cộm thì chẳng thấy ai chịu trách nhiệm. Chúng đứng trên tầng cao nhìn xuống cảnh dân khốn khổ lội sóng nước, té ngã mà cứ ngỡ đang ngắm những thân hình nóng bỏng ngụp lặn trong làn nước xanh vắt ở một khu nghỉ dưỡng hạng sang, chứ không phải bì bõm người và rác thải hòa chung làm một. Thậm chí, có một ông quan còn lên báo ca ngợi “ngập” là một đặc điểm rất tự nhiên của thành phố, rồi dẫn lời nhạc Trịnh “phố bỗng là dòng sông uốn quanh” và cảm thán sâu sắc: “Ngập của thành phố phần nào là một hình ảnh rất đẹp”. ừ thì đẹp với ông vì ông chỉ đứng đó dòm như coi xiếc khỉ, còn với dân thì là ác mộng kinh hoàng.

Từ 2004 đến 2014, chính quyền TP.HCM đã dùng hết 24.300 tỉ để chống ngập, trong đó có 15.000 tỉ vay nước ngoài – riêng khoản này mỗi năm phải trả 4.250 tỉ cho cả nợ gốc lẫn lãi. Năm 2014, chính phủ cho phép chính quyền TP.HCM “đổi” ba khu đất ở quận 7 và quận 9 lấy các công trình chống ngập theo quy hoạch cũ trị giá 68.000 tỉ đồng. Lúc đó các đánh giá đều rất khả quan, chỉ cần hoàn tất hai quy hoạch này thì về cơ bản sẽ hết ngập, với điều kiện đến 2020 phải kiếm cho ra 73.379 tỉ nữa.

Dù đã chi hơn 150.000 tỷ cho nỗ lực chống ngập nhưng nay đến hạn 2020, TP.HCM lại tính đến chuyện thu phí dịch vụ chống ngập – một hình thức BOT rút rỉa túi tiền của dân không từ một ai, không kể già trẻ lớn bé, không cần biết nơi họ ở có bị ngập hay không, cũng không cần biết ai chính là tác nhân, là tội đồ gây ngập khiến dân thành phố khổ sở gánh chịu. Hút máu dân đều đặn từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác vì thành phố có bao giờ hết ngập đâu, quả nhiên là cao kiến!

Cũng nhắc cho chính quyền TPHCM nhớ một chút, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong từng đưa ra một con số: Trong năm 2019 TPHCM triển khai đầu tư xây dựng 218 dự án chống ngập với tổng kinh phí gần 8.000 tỉ đồng.

8.000 tỉ mới chỉ là phần nhỏ so với số tiền các ông đã “vứt xuống cống” trong hơn chục năm qua. Chả biết số tiền khủng đó đã đi đâu mà đến giờ tình trạng ngập mỗi năm một nặng thêm? Liệu rằng hơn 200 dự án chống ngập toàn thành phố đẻ ra để chống ngập, hay mục đích là cắt xén từng phần để trục lợi? Vì sao kết quả của hàng trăm nghìn tỷ đã bỏ ra để chống ngập là thành phố NGẬP TOÀN TẬP như hiện nay? Giải pháp của các ông cho thấy là giải pháp bế tắc vậy thì đòi thu tiền của dân thêm để làm gì? Với thực tế càng ném tiền càng ngập, có lẽ trước khi tính đến chuyện đặt BOT chống ngập hãy nghĩ đến việc quy trách nhiệm và lôi những kẻ đã trục lợi đứng sau các dự án chống ngập ra để trả lời công luận.

Quy hoạch tham lam, ngu ngốc để trục lợi tạo ra ngập lụt tràn lan. Khai thác ngập lụt nghiêm trọng để tiền tiếp tục đổ vào như… nước, quả là tài tình!

Lan Anh