Ông Hồ Ngọc Đại ăn cắp sách của thầy mình để biên soạn thành cái gọi là công nghệ giáo dục
Công nghệ giáo dục” xuất phát từ “Học thuyết phát triển phương pháp giáo dục” của V.V Davydov và D.B Elkonin thịnh hành tại Liên Xô những năm 70. Ông Hồ Ngọc Đại đã “bê nguyên” mô hình giáo dục của nước Nga về áp dụng tại Việt Nam. Thời ấy tin học chưa phát triển, ngày nay các phương tiện thính thị của công nghệ điện tử, các phương tiện trao đổi của công nghệ thông tin có thể hỗ trợ cho việc giảng dạy nhưng ông Hồ Ngọc Đại dùng từ “Công nghệ giáo dục” cho một phương pháp giản đơn của việc đánh vần thì không ổn chút nào. Ngay các giáo sư người Nga cũng dùng từ “phương pháp giáo dục”, họ đâu có cao ngạo quá đáng là “công nghệ giáo dục” !
Để rộng đường dư luận cho các chuyên gia giáo dục, nhà giáo và người dân Việt Nam nhận diện được bản chất của phương pháp đánh vần của ông Hồ Ngọc Đại, xin giới thiệu một bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ( Australia ). Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
“Trong y văn thế giới, đánh vần theo “Công nghệ giáo dục” ô vuông, tròn, tam giác là một sáng kiến của nhà tâm lí học người Nga D. B. Elkonin nhằm ĐIỀU TRỊ CÁC TRẺ EM GẶP KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC VÀ VIẾT.
Elkonin là người thầy của ông Hồ Ngọc Đại !
Chúng ta biết rằng, lời nói được xây dựng bằng chữ (words). Chữ được cấu thành từ âm tiết (syllables). Âm tiết được hình thành từ âm thanh hay tiếng (sound). Phonemes là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh (cũng như nucleotide trong di truyền học vậy). Trong tâm lí ngôn ngữ học, họ có khái niệm “Phonemic Awareness” (chưa biết dịch là gì ?) để chỉ sự hiểu biết về chữ nói từ âm thanh. Phonemic Awareness là một kĩ năng nói (oral) và nghe (aural). Sáng kiến của ông Elkonin xoay quanh vấn đề Phonemic Awareness.
Sáng kiến của Elkonin là dùng các ô để thể hiện âm thanh [sound] của một chữ (1). Một ví dụ nhỏ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn chút. Chẳng hạn như với tiếng Anh, theo phương pháp của Elkonin, chữ CAT sẽ được thể hiện bằng 3 ô vuông, vì chữ này có 3 âm thanh: /k/ + /a/ + /t/. Nhưng với chữ SOAP thì cũng được thể hiện bằng 3 ô dù nó có 4 mẫu tự. Tuy 4 mẫu tự, nhưng chỉ có 3 âm thanh: /s/ + /O/ + /p/. Tuy nhiên, với chữ MILK thì có 4 ô chữ vì 4 mẫu tự có 4 âm thanh khác nhau: /m/ + i/ + /l/ + /k/. Người ta gọi phương pháp đánh vần này là “Elkonin box”, có khi còn gọi là “Sound Box”.
Ngày nay, có cả một App trong điện thoại để sử dụng trong việc dạy cách đánh vần này !
Trên thế giới, có khoảng 15% trẻ em gặp khó khăn về đọc và đánh vần (hội chứng “dyslexia”). Phương pháp của Elkonin chủ yếu áp dụng nhằm giúp những trẻ em với hội chứng “dyslexia”, nhưng cũng áp dụng cho trẻ em nước ngoài mới học tiếng Anh hay một ngoại ngữ (2-3). Có một số chứng cứ khoa học cho thấy khi can thiệp trên trẻ em gặp khó khăn về đọc viết, thì phương pháp Elkonin có hiệu quả giúp các em cải tiến đọc chữ. Có cả một luận án tiến sĩ báo cáo hiệu quả của Elkonin box ở trẻ em gặp khó khăn trong việc đọc (4). Nhưng ở HỌC TRÒ BÌNH THƯỜNG THÌ CHƯA CÓ DỮ LIỆU NÀO CHO THẤY PHƯƠNG PHÁP ELKONIN CÓ HIỆU QUẢ.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là phương pháp Elkonin chỉ là một trong nhiều phương pháp cho trẻ học đọc / đánh vần. Các phương pháp khác là bắt cặp (one-to-one matching), tách chữ (taking words apart), và ví von (analogies). Có thể tóm tắt các phương pháp này thành 2 nhóm [theo tiếng Anh]: nhóm “whole language” và nhóm “decoding”. Nhóm whole language xem chữ là một hình tượng có ý nghĩa, nên học trò phải học nguyên chữ và ý nghĩa của nó, chứ không tách ra từng âm thanh. Phương pháp Elkonin có thể xem là thuộc nhóm decoding, có nghĩa là tách chữ thành âm thanh, mà ít quan tâm đến ý nghĩa. Xem ra cách tiếp cận whole language thích hợp cho trẻ em bình thường, còn cách tiếp cận decoding thích hợp cho trẻ em có khó khăn về đọc/viết.
Trong thực tế, phương pháp Elkonin rất hiếm được áp dụng ở các nước phương Tây. Lí do có lẽ do số trẻ em gặp khó khăn đọc/viết không nhiều, và ngay cả trong nhóm này thì bằng chứng về hiệu quả của phương pháp Elkonin không nhiều và thuyết phục bằng các phương pháp khác.
Quay lại trường hợp Việt Nam, phương pháp dạy theo ô chữ (hay ‘công nghệ giáo dục’) là một sản phẩm của một đề tài nghiên cứu cấp Bộ do ông HNĐ chủ trì. Đề tài này có mục tiêu giúp học sinh tiểu học các dân tộc thiểu số (5). Trong khoa học, có khái niệm “external validity” (hợp lí ngoại tại), có nghĩa là kết quả nghiên cứu trên quần thể nào thì chỉ có thể áp dụng cho quần thể đó. Nếu thuốc được nghiên cứu ở nữ giới sau mãn kinh, thì chỉ định điều trị thuốc đó chỉ cho phụ nữ sau mãn kinh. Tương tự, nếu nghiên cứu trên người thiểu số thì kết quả chỉ áp dụng cho họ, chứ khó áp dụng cho ngoài dân tộc thiểu số. Do đó, ĐÁNG LÝ RA, CÁCH DẠY THEO Ô CHỮ CỦA ELKONIN Ở VIỆT NAM CHỈ NÊN ÁP DỤNG CHO HỌC TRÒ DÂN TỘC THIỂU. THẾ NHƯNG TRONG THỰC TẾ, PHƯƠNG PHÁP NÀY ĐƯỢC TRIỂN KHAI ĐẠI TRÀ CHO HÀNG TRIỆU HỌC SINH LÀ ĐIỀU KHÔNG ĐÚNG KHOA HỌC.
Càng kém tính khoa học hơn khi chưa có chứng cứ về hiệu quả từ các thử nghiệm khoa học (chứ chưa nói đến thử nghiệm randomized controlled trial) mà đã áp dụng cho hàng triệu trẻ em. Thật ra, có chứng cứ ban đầu cho thấy phương pháp ‘công nghệ giáo dục’ không có gì hơn so với phương pháp hiện hành ở trẻ em ở vùng xa thành phố (6). Việc triển khai đại trà như thế là cách làm không đúng với chủ trương giáo dục thực chứng — evidence based education.
Nguồn:
(1) Clay M. Reading Recovery: a guidebook for teachers in training. Portsmouth, 1993.
(2) Teffaine R. Phonemic Awareness prevents reading disabilities.
http://psych.hsd.ca/Phoneme.pdf
(3) https://en.wikipedia.org/wiki/Elkonin_boxes
“Elkonin boxes are an instructional method used in the early elementary grades especially in children with reading difficulties and inadequate responders in order to build phonological awareness by segmenting words into individual sounds.”
(4) https://etd.ohiolink.edu/…/document/get/osu1342804885/inline
(5) http://giaoduc.net.vn/…/Ve-loi-ich-nhom-dang-sau-tranh-luan…
“Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa sách Công nghệ Giáo dục trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: ‘Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số’.”
(Theo facebook Truong Soi)