Người dân Vũ Hán không còn cách nào, đành phải phơi bày tình trạng gia đình với 900 triệu người dùng Internet
Một số lượng lớn người dân Vũ Hán bị nhiễm dịch viêm phổi không có trong số liệu thống kê, không có cách nào khác đành kêu cứu với 900 triệu người trên mạng Internet. Vào giữa đêm, họ đã gửi lời “Xin chào”, thỉnh cầu mọi người đọc hết thông tin bên dưới.
Người đàn ông cần giúp đỡ này 77 tuổi, tên Lưu Lập, là một giáo viên đã nghỉ hưu. Ông nói: “Con gái tôi Lưu Oanh vừa qua đời vì dịch viêm phổi này. Ngày 22/1, con tôi bắt đầu phát bệnh và bệnh viện chẩn đoán bị viêm phổi. Vì không thể xếp hàng để có được bộ thuốc thử, bệnh tình con tôi sau đó ngày càng nặng, lại không được cứu chữa, các bệnh viện đều nói là không còn giường nên từ chối nhận cháu. Cuối cùng con tôi đã chết tại nhà vào ngày 30/1. Những người tiếp xúc trực tiếp với con gái tôi bao gồm 3 người là: tôi, Lưu Lập, 77 tuổi; vợ tôi Phó Lâm Lị, 72 tuổi; cháu gái, Trần Vận Thu, 13 tuổi. Hiện tại, tôi, vợ và cháu gái đều bị nhiễm bệnh. Vợ tôi đang ở trong tình trạng xấu nhất, thông tin chẩn đoán được đính kèm trên đây”.
Bây giờ ông và vợ là người thân và người giám hộ duy nhất của cháu gái 13 tuổi (bố cô bé mất tích sau khi ly hôn).
Ông lão kêu cứu: “Cả hai phổi của vợ tôi đã bị nhiễm trùng rồi, tôi và cháu gái tôi cũng bị nhiễm trùng một phổi. Con gái tôi đã qua đời tại nhà vì không được điều trị. Chúng tôi đã bị lây nhiễm qua nhau, rất đau buồn căm phẫn! Hai ông bà già chúng tôi làm sao có thể nuôi nấng cháu trong tình cảnh này? Vô cùng tuyệt vọng! Khẩn thiết cầu xin cho đứa nhỏ mới 13 tuổi này, được nhập viện cứu chữa để nó được sống!”
Thông tin này trên Weibo đã được các cư dân mạng tiếp sức đăng lại 180.000 lần và có 10,37 triệu người đã nhìn thấy thông điệp khẩn cầu này.
Nhấp vào trang chủ Weibo của ông Lưu Lập, đầu tiên chỉ có hai từ “Xin chào”.
Những ngày này, nhiệt độ ở Vũ Hán lúc 1 giờ sáng thường chỉ 3 độ. Đây là một thành phố lạnh, vào mùa đông nhiệt độ thường gần 0 độ và ẩm ướt. Cư dân mạng cảm thán:
“Thật khó tưởng tượng một ông lão 77 tuổi lúc 1 giờ đêm làm thế nào để có thể mò mẫm trên Weibo, chỉ để tìm cơ hội cứu sống cháu gái của mình”.
“Câu nói “Xin chào” vào lúc 1 giờ sáng khiến tôi thấy sự bất lực và vật lộn với khát vọng sinh tồn. Chỉ hai từ đơn giản “Xin chào” cũng đủ làm tan chảy sắt đá”.
Mở Weibo, có thể thấy gần 1.500 bài đăng cầu cứu như thế và cứ mỗi 5 phút lại có thêm hàng chục bài như vậy. Nhìn những thông điệp đó, không khỏi khiến chúng ta đau xót và thương cảm.
Sáng sớm ngày 10/2, các bài đăng trên Weibo SuperTalk lại tăng gấp đôi.
Ở đây, rất nhiều người không có trong số liệu thống kê nhiễm dịch. Hầu hết những người đăng bài để kêu gọi giúp đỡ cho gia đình hoặc bạn bè. 80% người bệnh là người già trên 55 tuổi, sức đề kháng kém và có một số bệnh thông thường. Nhiều người trong số họ không sử dụng Weibo và gia đình họ chỉ có thể mô tả bệnh tật của họ rồi đăng thông tin xin trợ giúp.
Một cô con gái nói: “Phổi của bố tôi đã trắng, tất cả những gì chúng tôi có thể làm là chờ chết. Tôi không muốn mất bố. Tôi sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình để bố được sống”.
Một người con trai nói: “Hiện tại tình trạng của cha tôi rất xấu và ông ấy rất khó thở. Mặc dù tôi được chẩn đoán nhiễm dịch, nhưng trước tình trạng sức khỏe của cha, tôi không còn bận tâm đến bệnh tình của mình. Lòng đau như dao cắt, mỗi giây đều thật sự dày vò đau khổ”.
Hiện tại ở Trung Quốc, một số người không đợi được thuốc thử chẩn đoán, đã tử vong. Cuối cùng, các thành viên trong gia đình họ lại không may bị nhiễm dịch và đang chờ điều trị.
Để khiến thông điệp cầu cứu của mình có khả năng được nhiều người đọc được, người dân không chỉ đính kèm xét nghiệm, mà còn đăng phim chụp CT, hoặc thậm chí cả chứng nhận tàn tật, chứng chỉ học tập… Đây không phải là phơi bày thông tin, mà là bản năng sinh tồn .
Giờ đây, các gia đình vốn không muốn phơi bày thông tin buộc phải đưa ra chứng minh về gia đình mình; những gia đình sợ rò rỉ quyền riêng tư buộc phải phơi bày mọi thứ cho 900 triệu người dùng trên Internet.
Nhưng nếu họ không làm vậy, thông điệp của họ sẽ không được thấy và họ có thể sẽ nằm ngoài số liệu thống kê. Đối với các bảng thống kê, chúng chỉ là một chuỗi các ký tự, nhưng đối với các gia đình ấy, chúng là tất cả.
Trong nội dung các thông điệp cầu cứu, có thể thấy được nỗi đau và sự bất lực…
Trên báo chỉ có tin tốt không có tin buồn, họ nói với chúng ta rằng số người bình phục tăng lên, nhưng vẫn còn rất nhiều người nhiễm dịch không được chữa trị. Họ chỉ còn cách lên mạng cầu cứu. Cùng đều là con người, vì sao có những người nhắn thông điệp cầu cứu lên mà không ai hồi đáp. Cầu xin mọi người…
Tôi vừa xem một video, rất nhiều người không được giúp đỡ mới ra như vậy, tôi còn xem một video nữa, một ông lão 60, 70 tuổi khóc thật thương tâm, đau lòng quá.
Địa ngục nhân gian, tôi không khỏi đau xót, những con người vô tội, ai sẽ cứu họ đây
Là một người sinh ra và lớn lên ở Vũ Hán, nơi đây có người thân, bằng hữu, bạn học của tôi, rất nhiều người quan trọng đối với tôi, tôi đau buồn vì mẹ và chị tôi cũng bị nhiễm dịch, hàng chục ngàn gia đình cũng đau xót giống như chúng tôi. Quá nhiều người chết rồi! Rất nhiều rồi! Không muốn lại nhiều người ra đi nữa.
Người cha bị cách ly đáng thương: không được cho gặp người thân, không được ai giúp, chỉ nằm đó chẳng ai quan tâm (hình ảnh người cha 59 tuổi ngày 28/1 đi mua rau bị lây dịch, ngày 29/1 đến bệnh viện làng khám, xét nghiệm, lấy máu được chẩn đoán mắc dịch, ngày 30/1 sốt cao, khó thở, ông được đưa tới bệnh viện…)
Cứu giúp, cứu giúp! Các báo chí không đưa tin về Vũ Hán, mọi người khẩn cấp chia sẻ #bệnh nhân nhiễm dịch cầu cứu# để nhiều người có thể đọc được, rất nhiều người cao tuổi phải ở nhà tự sống tự chết, không ai chăm sóc.
(Nguồn hình ảnh: ảnh chụp màn hình Weibo)
theo Secret China