Muốn lấy lại Hoàng Sa, trước hết Việt Nam cần trở thành quốc gia hùng cường
Để trở thành cường quốc, thì chúng ta bắt buộc phải tự lực, tự cường, phát triển khoa học, kỹ thuật để phát triển kinh tế, thiết bị vũ khí quốc phòng siêu việt. Đất nước chúng ta hôm nay cần những con người có cái đầu lạnh và trái tim nóng để tạo nên sự khác biệt, biết đặt Tổ quốc lên hàng đầu.
Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã bị Trung Quốc thông tính hơn 1.000 năm. Dưới ách đô hộ của Trung Quốc, dân tộc ta đã chịu biết thăng trầm, gian nan và vất vả. Nhờ ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, quyết không chịu làm nô lệ, quân dân Việt Nam đã giành lại độc lập và chủ quyền lãnh thổ.
Thế nhưng, sau 1.000 năm Bắc thuộc đó, Trung Quốc luôn là mối nguy hại đối với sự tồn vong của dân tộc, của từng triều đại phong kiến Việt Nam. Thậm chí, sau khi chế độ phong kiến chấm dứt, với chứng nào tật nấy, Trung Quốc tiếp tục gây hấn với Việt Nam.
Cụ thể vào năm 1974, Trung Quốc đã chiếm giữ vĩnh viễn Hoàng Sa. Sau đó mấy năm – 1979, trận chiến biên giới phía Bắc lại nổ ra do sự phát động tấn công của chính quyền Bắc Kinh. Khiến hàng ngàn người ở các tỉnh biên giới Việt Nam phải thiệt mạng, rơi vào cảnh tan hoang.
Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục mượn cớ và đánh chiếm giữ luôn một phần Trường Sa. Không dừng lại ở đó, cách đây không lâu họ còn tự tiện vẽ bản đồ lưỡi bò chiếm trọn biển Đông. Và cho thành lập một khu vực phòng không, phòng thủ trên biển vượt quá mức quy định quốc tế, với mục đích lấn chiếm không phận, lãnh hải của các quốc gia lân cận.
Đất nước Việt Nam bây giờ, nếu đang nói hòa bình cũng đúng vì hiện nay đã hoàn toàn không còn tiếng súng, bom đạn. Nhưng nếu đúng nghĩa, thì hiện nay biển đảo của Việt Nam vẫn đang bị xâm lấn, Hoàng Sa và Gạc Ma đang bị chiếm đóng trái phép mà chưa được hoàn trả.
Hoàng Sa hiện nay chiếm một vị trí chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, nó như một tiền đồn che chắn mạn sường của đất nước. Hoàng Sa có giá trị vô cùng to lớn trong việc thông thương từ miền Bắc và miền Trung ra đường lãnh hải quốc tế. Do hiện nay bị chiếm đóng nên chúng ta phải đi đường vòng để tránh khu vực quần đảo đã chiếm đóng này.
Việc để mất Hoàng Sa đồng nghĩa với việc đất nước luôn bị đe dọa, khi kẻ chiếm hữu đã hoàn thành các căn cứ quân sự, thì sẽ có khả năng để mở đầu cho một cuộc chiến xâm lược đất liền. Do đó, bằng bất cứ giá nào chúng ta cũng phải lấy lại được Hoàng Sa – bằng biện pháp hòa bình như thương thuyết hữu nghị, thương lượng, hay thậm chí là bằng vũ lực nếu chúng ta đủ sức.
Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì thế không thể coi thường ngoài khơi với các đảo, nơi Trung Quốc đang bồi đắp thành các đảo nhân tạo nối tiếp để xây dựng phi trường, mở rộng căn cứ quân sự và các hầm chứ vữ khí.
Để ngăn chặn những điều đó, chúng ta phải làm gì? Chắc chắn là không thể thương thuyết, không thể sử dụng những chuyến quan hệ ngoại giao mà có thể đòi lại được ngay lập tức.
Những cuộc biểu tình, tuần hành cũng không đủ để đòi lại Hoàng Sa; những bài báo, bình luận mang tính chỉ trích Đảng và Nhà nước cũng không thể tự dưng mà Trung Quốc trả lại Hoàng Sa; những mối quan hệ ngoại giao, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng không đủ tạo nên sức ép để Trung Quốc “hạ mình” mà trả lại,…
Muốn đòi lại Hoàng Sa, chứng ta phải đủ mạnh về tiềm lực kinh tế, có sức mạnh về quân sự, có vai trò to lớn ở trên trường quốc tế,… Chứ không phải chỉ cần ngay súng ống, vũ khí quân sự và máu của nhân dân là có thể đánh đổi lại được.
Khi xưa, lúc quân Nguyên đem quân xâm chiếm Đại Việt, các cựu thần nhà Lý đã phải quân mối hận mất ngôi, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn phải tạm gác mối thù nhà, để đoàn kết cùng quan quân nhà Trần, chung sức một lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Khi xưa, khi mà nhà Lý bị soán ngôi, các quan thần nhà Lý đều phải cáo quan đề ở ẩn. Nhưng khi quân Nguyên tràn qua biên giới, tấn công vào thành Thăng Long, thì các quan thần nhà Lý lại quay trở lại, hỗ trợ quan quân nhà Trần đánh đuổi ngoại xâm.
Cha của Trần Hưng Đạo là Trần Liễu vốn có tư thù với anh em mình là vua Trần Thái Tông, trước lúc chế đã trăn trối với Trần Hưng Đạo rằng :“hãy báo thù cho cha và đoạt lấy ngôi vua”. Nhưng vì lợi ích của quốc gia, dân tộc mà Trần Hưng Đạo đã dẹp bỏ tư thù và giúp vua Trần ba lần đánh đuổi quân Nguyên.
Thử hỏi, nếu lúc đó, quân dân nhà Lý chỉ lo “phản Trần phục Lý”, Trần Hưng Đạo chỉ lo cướp ngôi đoạt vị vì tư thù riêng. Thì liệu dân ta có được cơm no áp ấm, cuộc sống có được bình yên, hay vẫn sống kiếm sống nô lệ và có thể trở thành một tỉnh trực thuộc Trung Quốc?
Nói một cách chính xác, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữ Tổ quốc và các thể chế chính trị. Phục vụ Tổ quốc là chung, là trường tồn, là bất biến; còn phục vụ thể chế chính trị là vì một mục đích hướng tới việc bảo vệ Tổ quốc , hướng tới hạnh phúc cho nhân dân.
Ngày xưa, ở Hội nghị Diên Hồng – cha ông ta đã chọn con đường “quyết chiến” và kết quả là đã ba lần đánh đuổi quân Nguyên – Mông khỏi lãnh thổ. Nếu khi đó, quân dân nhà Trần chọn con đường “dĩ hòa” thì nước ta có lẽ giờ đây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc.
Nhưng trong giai đoạn lịch sử sau Cách mạng Tháng 8/1945 thành công trước sự chống phá của quân đội Tưởng, tay sai và các cường quốc đế quốc Mỹ, Anh và Pháp đang âm mưu xâm chiếm. Thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn con đường “hòa để tiến”.
Sự gây hấn của Pháp ở Nam bộ ngày 23/9/1945, khiến chúng ta đứng trước sự lựa chọn tiến hành chiến tranh hoặc thương lượng để tìm kiếm sự thỏa hiệp chính trị. Cùng với mong muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước, bài trừ nội phản và bọn tay sai chống phá cách mạng.
Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Hiệp ước Sơ bộ với Pháp. Nhằm mục đích đẩy lùi quân Tưởng với âm mưu thôn tính Việt Nam, cho phép 15.000 quân Pháp đổ bộ vào Bắc bộ để thay thế quân Tưởng và hai bên tiến hành ngừng bắn ở miền Nam – Việt Nam.
Để hòa hợp và chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký bản Tạm ước 14/9/1946 với Pháp. Khi thực dân Pháp bội nước, đêm ngày 19/12/1946 chiến tranh đã nổ ra, đây cũng là lúc lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch vang lên: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ngày nay, Hội nghị trung ương 8 ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, ngày 25/8/2013, có đoạn như sau: “Đảng ta đã phát triển từ nhận thức cứng về bạn, thù trước đây đến việc xác định đối tác, đối tượng hiện nay và nhấn mạnh, cần có cách nhìn biện chứng trong sự tồn tại đan xen và chuyển hóa lẫn nhau giữa đối tác và đối tượng. Theo đó, trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh; trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt đồng thuận cần tranh thủ hợp tác”.
Để trở thành cường quốc, thì chúng ta bắt buộc phải tự lực, tự cường, phát triển khoa học, kỹ thuật để phát triển kinh tế, thiết bị vũ khí quốc phòng siêu việt. Đất nước chúng ta hôm nay cần những con người có cái đầu lạnh và trái tim nóng để tạo nên sự khác biệt, biết đặt Tổ quốc lên hàng đầu.
“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” (nước nhà hưng thịnh hay lúc suy vong, dân thường cũng phải có trách nhiệm) – Mỗi một người Việt cần có niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đóng góp một phần trách nhiệm cho đất nước. Thay vì những cuộc hô hào biểu tình, chống phá, kêu gào tự do, dân chủ, nhân quyền,… và đổ lỗi cho chế độ.
“Lịch sử là lịch sử, hữu nghị là hữu nghị. Không thể vì hữu nghị viễn vông mà bỏ quên lịch sử.
Hay nói cách khác, càng không thể đánh đổi xương máu của đồng đội tôi lấy cái hữu nghị viễn vông nào đó.
Muốn hữu nghị thế nào thì hữu nghị, nhưng một khi anh xâm lược nước tôi thì chúng tôi phải phản kháng lại. Không thể nói họ xâm lược mình rồi mình bỏ qua, không nói gì vì “tế nhị”.
Anh xâm lược chúng tôi thì nói gì đến hữu nghị. Còn việc tôi làm ăn kinh tế với anh không có nghĩa là tôi phụ thuộc anh về mặt chính trị. Quan điểm này cần phải phân biệt rạch ròi.
Ngày hôm qua, tổ quốc gọi họ lên đường nhập ngũ rồi hy sinh vì độc lập dân tộc. Ngày hôm nay, chúng ta vì một vài lý do không đáng có mà lãng quên nó thì quả thực có tội lớn. Chúng ta không thể im lặng mãi như vậy.”
– Trích Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, trả lời trên báo Tuổi trẻ, năm 2016.
Phạm Minh Hà