Cựu Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh t ừ trrần ?

Nguồn tin từ Facebooker Lê Mạnh Hà cách đây 1 tiếng cho hay, vị Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước vừa từ trần ngày 22/04/2019. (Cách đây ít phút trang Facebook Lê Mạnh Hà sửa lại Status là “Ông đang ddược các bác sỹ bệnh viện 108 chăm sóc tận tình), không biết đâu mà lần nữa, thôi đành theo dõi tiếp vậy 

“44 năm trước đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy một cánh quân trong đội quân huyền thoại tiến về Sài Gòn thống nhất đất nước, mang lại hoà bình cho dân tộc.

Ông sẽ là người cuối cùng trong Bộ chỉ huy chiến dịch năm ấy ra đi mãi mãi.” – Nguyên văn lời chia sẻ.

Được biết, khi sinh thời, Đại tướng Lê Đức Anh là người nêu nhiều chủ trương để Việt Nam thoát khỏi vòng xoáy của các nước lớn. Sau khi đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi, Đại tướng Lê Đức Anh là người cao tuổi và từng giữ chức vụ cao nhất trong quân đội Việt Nam. Năm 2018, Đại tướng Lê Đức Anh đạt 80 năm tuổi đảng – con số kỷ lục nhất trong hàng ngũ những người cộng sản.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân đón tiếp Cựu Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh và phu nhân tại Mỹ năm 1995.

Ngoài ra, Đại tướng Lê Đức Anh còn vinh dự được nhận Huân Chương Sao Vàng, Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân Chương quân công, Chiến Thắng, Chiến Công hạng nhất.

Đại tướng Lê Đức Anh từng là phó tư lệnh Giải Phóng quân Miền Nam năm 1974, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, tư lệnh quân tình nguyện tại Campuchia.

Cựu Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh thaưm Trung Quốc

Đại tướng Lê Đức Anh: Nhà chính trị – quân sự xuất sắc

Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ là chứng nhân mà còn là một yếu nhân đã tham gia vào các sự kiện quan trọng của cách mạng và đất nước trong hơn 50 năm của nửa cuối thế kỷ 20 và hai thập niên đầu của thế kỷ 21.

Ông đã in dấu ấn sâu sắc vào nhiều sự kiện trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Chống Mỹ cứu nước, vào cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang ở Campuchia, vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như tham gia hoạch định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta cả về đối nội và đối ngoại.

Công lao to lớn của ông được ghi nhận bằng Huân chương Sao vàng là Huân chương cao quí nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến công và Quân công, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cùng nhiều phần thưởng cao quí khác của Đảng, Nhà nước ta và của các nước.

Tham gia Quân đội, ông được phong quân hàm Đại tá năm 1958, phong vượt cấp lên Trung tướng năm 1974. Năm 1980 là Thượng tướng và năm 1984 là Đại tướng. Ông tham gia Ban Chấp hành Trung ương nhiều khóa, là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là cố vấn của Trung ương Đảng từ năm 1997 đến năm 2001.

Sau khi nghỉ công tác, ông vẫn nghiên cứu và đề xuất nhiều ý kiến tâm huyết, có tầm chiến lược đối với Đảng và Nhà nước ta. Ngoài những đóng góp to lớn cho cách mạng và đất nước, có thể coi ông là một trong những kiến trúc sư, tham gia quan trọng vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam – TQ.

Nhớ lại những thời điểm quyết định đầy cam go và đối mặt với không ít những quan điểm trái chiều, vị Đại tướng cười bảo: “Có người cho tôi là “thân TQ”, rồi sau khi xảy ra chuyện ta khai thông quan hệ với Mỹ như thế thì lại cho tôi là “thân Mỹ”. Tôi chỉ cười.”

Nhưng từ đây tôi mới rút ra một điều rằng, quan hệ của ta với TQ và với Mỹ là hai mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất của Việt Nam. Các nước lớn thì thường vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau. Còn ta là nước nghèo và so với họ thì là nước nhỏ, nên trong quan hệ với mỗi nước đó ta cần suy nghĩ rất kỹ, và dĩ nhiên phải đứng trên lập trường độc lập và lợi ích dân tộc của ta”.

Lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc phải là tối thượng, với vị tướng già, đó đơn giản là một lẽ sống, một điểm tựa để ông quyết định phải – trái, đúng – sai và khi đã tin, đã quyết là theo đuổi đến cùng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật tin tức.

Nguồn: Facebook Lê Mạnh Hà