Lợi dụng cách ly XH, For mosa tiếp tục đổ chất thải cực độc, lấp làm sân bóng sát UBND xã: Chính quyền xã chống lưng?

Theo nguồn tin từ FB Lê Nguyễn Hương Trà, Người dân xã Kỳ Nam (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngày 25/4 cho biết, trong tuần qua lợi dụng việc cách ly xã hội, có nhiều xe tải đã mang chất thải từ For mosa đến đổ san lấp công khai tại khu vực gần UBND xã, bảo làm sân bóng!

Lo ngại việc ảnh hưởng lâu dài đến nguồn nước ngầm của khu dân cư, nhiều người địa phương đã đổ ra phản đối dữ dội!

Sự việc diễn ra ngay UBND xã mà không hề bị ngăn cản

Đây không phải lần đầu tiên người dân phát hiện chính quyền xã làm lơ để For mosa đưa thải ra san lấp các dự án bên ngoài [1].

Trước đó, tháng 12/2019, người dân thôn Tây Yên thuộc P. Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng phát hiện Nhà máy For mosa sử dụng hàng tấn chất thải cho việc san lấp mặt bằng tại khu kinh tế Vũng Án, Hà Tĩnh.

Theo đó, tại khu vực phía Đông khu kinh tế Vũng Áng nằm cạnh trạm trộn bê tông Tâm Viết Hải, một dự án xây dựng nhà máy ép gỗ tiến hành san lấp mặt bằng. Các khối chất thải rắn được đơn vị thi công là Công ty năng lượng An Việt Phát vận chuyển từ nhà máy For mosa ra.

Đây là khu vực rất gần với khu dân cư, đặc biệt là với người dân Tây Yên, vì gần như các nguồn nước đều đổ ra sông Quyền – con sông dài 20 km chảy qua 07 xã trên địa bàn Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nằm cạnh For mosa. Dân địa phương lo ngại, nếu chất thải không qua xử lý sẽ gây nguy hại đến môi trường, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt và hệ lụy là khôn lường.

Theo công văn của Hà Tĩnh báo cáo với Bộ Tài nguyên – Môi trường, thì quá trình hoạt động của For mosa phát sinh rất nhiều loại chất thải, với tổng khối lượng hàng năm là 3.360.500 tấn.

“Trong đó riêng 2019, bùn cán nóng [35 tấn/ngày] lượng tồn kho 10.700 tấn; bùn phối trộn tồn kho 28.737 tấn; bùn lò cao [200 tấn/ngày] lượng tồn kho 70.000 tấn; bùn lò chuyển [303 tấn/ngày]…vv. từ khi đi vào hoạt động lượng bùn này phát sinh khoảng 128.000 tấn, được tái sử dụng sản xuất. Còn xỉ thép phát sinh 2.500 tấn/ngày, lượng xỉ thép đang lưu trữ tại dự án (tồn kho) khoảng 780.000 tấn”.

Tất cả những chất thải này không khác gì chất độc hủy diệt sức khỏe và môi trường của không chỉ dân Hà Tĩnh, mà còn thấm vào mạch nước ngầm, mạch sông và đổ ra biển, giết chết biển khi vực miền Trung. Lạ là những điều này diễn ra hàng ngày tại xã Kỳ Anh mà chính quyền không hề ngăn cản. Có chăng sự bắt tay đen tối giữa chính quyền xã Kỳ Anh với For mosa, những phong bao dày đổi lấy tính mạng của hàng nghìn người và nhiều thế hệ con cháu?

Kể từ sau thảm họa xả thải For mosa 2016, cá vẫn tiếp tục chết trắng ở khu vực này. Năm 2018, hàng ngàn tấn cá, mực chết tại khu vực xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh và huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Riêng tại Quỳnh Lưu lên hơn 1.500 tấn. Hồi 5/2019, cá heo trắng cả ngàn con dạt vào bờ biển Vũng Áng gần For mosa; thông tin được báo Thanh Niên đăng tải nhưng sau đó đã gỡ.

FB Lê Nguyễn Hương Trà