Là người tôn trọng pháp luật bạn ghét người vi phạm hay cảnh sát giao thông?

Trên nhiều diễn đàn xã hội, nhiều người công khai bày tỏ thái độ không tôn trọng thâm chí chửi rủa cảnh sát giao thông. Đứng trên phương diện là người tôn trọng pháp luật bạn đứng về phía người vi phạm hay cảnh sát giao thông.

Đã không tôn trọng pháp luật thì cũng đừng tiếp tay cho tiêu cực

Vụ tai nạn xảy ra sáng 1/3, tàu hỏa lưu thông hướng Hà Nội đi Đồng Đăng (Lạng Sơn) đã đâm trúng ang Nguyễn Quang Luận , Đội phó Đội CSGT số 1 – Phòng CSGT Công an Bắc Giang. Khi anh đang làm nhiệm vụ tại địa phận xã Tân Mỹ (TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Mặc dù đã được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng do vết thương quá nặng khiến anh không qua khỏi.

Gia cảnh nhà anh Luận hết sức khó khăn

Thời điểm gặp nạn, anh Luận đang tuần tra kiểm soát, bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng bảo đảm trật tự ATGT đường sắt và đường bộ để phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên…

Sự việc này được người dân quay clip lại và đăng tải lên một số diễn đàn mạng xã hội, ngay sau đó đã có rất nhiều ý kiến mang tính chỉ trích, hả hê khi chiến sĩ cảnh sát giao thông tử vong trong lúc làm nhiệm vụ. Hành động vô tâm này xuất phát từ tâm lý ghét bỏ những người mặc quân phục ngày đêm bảo vệ an ninh – trật tự cho nhân dân. Bởi trong con mắt của một số người, CSGT bị coi là kẻ vòi vĩnh, ăn bám, lợi dụng pháp luật để ăn chặn tiền của nhân dân.

Thế nhưng, khi về đến nơi ở của Đội phó Luận người ta sẽ nghĩ khác. Trong ngôi nhà cấp bốn xập xệ, đơn sơ ở thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, rất đông người thân, làng xóm và đồng đội của anh Luận đã đến chia buồn cùng gia quyến. Từ khi nghe tin dữ, vợ anh Luận liên tục khóc ngất và phải nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế.

Theo lời người thân, 2 năm nay, vợ anh mắc bệnh ung thư và hàng tháng phải đến bệnh viện xạ trị. “Chứng kiến cảnh vợ anh ấy nằm 1 góc giường khóc than còn 2 con nhỏ (một cháu 9 tuổi và một cháu 4 tuổi) thắt vành khăn trắng đi quanh quan tài bố mà chúng tôi không cầm được nước mắt. Anh Luận là con cả trong gia đình, bố mẹ cũng đã già yếu …”, một người hàng xóm xót xa.

Hiện nay, vẫn còn nhiều hình ảnh tiêu cực về cảnh sát giao thông như: Thiếu thân thiện, nhận tiền hối lộ, hạch sách,… người dân.Thế nhưng xét đến cùn nếu dân không có lỗi, không vi phạm thì cảnh sát giao thông có muốn bắt bẻ, muốn tiêu cực cũng không có cơ hội.

Trước hết có thể khẳng định, CSGT là một nghề nặng nhọc, nguy hiểm và thiệt thòi. Với đặc thù công việc, dù trời mưa nắng, gặp những tình huống hiểm nguy hay sự cố trên đường CSGT luôn là những người đầu tiên có mặt. Trong số họ, rất nhiều người luôn sẵn sàng giúp đỡ những người qua đường mà không đắn đo suy nghĩ hay mong chờ có một ngày được trả ơn.

Hầu hết khi bị kiểm tả hành chính, người tham gia giao thông đều vi phạm lỗi. Những lúc đó thay vì làm đúng quy trình xử phạm, đa số người dân sẽ dúi tiền cho cảnh sát giao thông để được giải quyết nhanh. Từ đó, cho thấy người tiếp tay cho cảnh sát giao thông phạm tội chính là người dân.

“Money money money, chỉ cần như thế, không cần mất thì giờ”, câu hát trong một tiết mục hài nghe có vẻ chỉ đùa vui nhưng đó là thật. Thay việc mất thời gian lập biên bản, bị thu giữ bằng hoặc xe thì người vi phạm sẵn sàng bỏ tiền đút cho CSGT để được đi. Đó là phản ứng của 90% người dân, số còn lại thì sẽ chống đối thậm chí ẩu đả với CSGT.

Xin khẳng định, rất hiếm trường hợp người tham gia giao thông không có lỗi mà bị thổi phạt. Nếu cảnh sát giao thông nhận tiền và cho qua thì chỉ phải nhận vài câu càm ràm của người vi phạm khi bị mất tiền. Còn khi không nhận thì lại là chuyện khác, Họ sẽ nhận được sự chống đối quyết liệt của người vi phạm.

Như trường hợp chống đối đến mức khiến hai CSGT tử vong, vụ tướng chửi công an không kịp vuốt mặt ở Cần Thơ, vụ người phụ nữ nắm cổ áo công an giữa đường ở Bình Thạnh… người tham gia giao thông có oan không?

Không oan, nhưng không muốn nghe nhắc nhở, không muốn chịu phạt nên mới chống đối. Tâm lý sai nhưng ghét bị phạt vì đụng chạm quyền lợi sâu xa bắt nguồn từ thói vô trách nhiệm đã ăn sâu trong số đông người dân. Xã hội chúng ta đang sống tài nguyên, tiền của không thiếu nhưng có nhiều cái thiếu trầm trọng, trong đó có “trách nhiệm”.

Ở các nước tiến bộ, họ dạy bọn trẻ từ nhỏ là phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Ngay cả khi gặp phải người xấu cố tình hãm hại hay do thiếu hiểu biết mà mắc sai lầm thì đó trước hết cũng là lỗi của bản thân và phải chịu mọi hậu quả sau đó, không oán thán. Có làm có chịu, chỉ như vậy con người mới cố gắng sửa chữa khuyết điểm, khắc phục hạn chế của mình để không mắc lỗi nữa, không bị thiệt hại nữa. Nếu sai mà không (chịu) bị phạt thì làm gì có chuyện sửa chữa?

Nếu những người chống người thi hành công vụ trên đây không bị xử lý thì họ đã “lơ” được lỗi sai đến hai lần. Họ sẽ vẫn phóng nhanh vượt ẩu, chở quá tấn quá tải và tiếp tục chống lại bất cứ ai, kể cả công an, mỗi khi lỗi sai của họ bị phát hiện, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.

Công an có sai cũng phải có cớ, cái cớ đó là lỗi vi phạm của người dân. Nếu cứ vi phạm rồi chịu khó đứng chờ ghi biên bản, chờ nộp phạt tại chỗ, chấp nhận giam xe, chịu khó lên kho bạc nộp phạt đúng quy trình thì dân đâu có “chửi” công an moi tiền được. Dân nên coi lại mình trước đi!

Nếu một ngày không có cảnh sát giao thông thì sẽ như thế nào?

Chúng ta luôn có ác cảm với ngành công an nhất là cảnh sát giao thông , cảnh sát cơ động , cảnh sát tuần tra giao thông vì khi họ làm nhiệm vụ là các bạn cứ nghĩ họ ra đường là để kiếm ăn , kiếm tiền…

Nhưng các bạn thử nghĩ xem , nếu một ngày không có các anh trên đường chúng ta có chạy đúng luật không ?

Chắc với các bạn một điều sẽ không ai đúng luật cả ….. 1 là vượt đèn đỏ , 2 là lấn tuyến , 3 là chạy quá tốc độ khi đường cho phép 40km/h mà các bạn thấy đường trống quá , không có công an thôi chạy 60km/h , 80km/h cho nó đỡ tốn xăng và mau về nhà hơn.

Cảnh sát giao thông không những là nghề nặng nhọc, mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ

Nếu không có ngành công an thì an ninh mình như thế nào ? Đã bao giờ chúng ta có nghĩ không cần công an trong xã hội này chưa? Nếu không có ngành công an thì những tên tội phạm trộm cắp , giật đồ , cầm dao giết người mà không bị bắt thì các bạn có bình yên , yên ổn mà làm ăn không ?

Xã hội này sẽ nổi loạn như thế nào khi mà cướp giật đánh nhau bạo loạn… không có người đứng ra ngăn cấm, không có ai hy sinh để bảo vệ trật tự cho xã hội

Có thể vì mải mê ghét cảnh sát giao thông mà chúng ta không biết, thế giới đánh giá như thế nào về Việt Nam. Bản báo cáo Chỉ số khủng bố toàn cầu (GTI) được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình Australia công bố năm 2017, trong 134 quốc gia, vùng lãnh thổ được nghiên cứu về nguy cơ và thiệt hại do nạn khủng bố trên khắp thế giới. Thì Việt Nam được đánh giá là quốc gia an toàn nhất, xếp vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng. Đã 5 năm liên tiếp nền an ninh quốc gia của Việt Nam được bảo vệ an toàn tuyệt đối khỏi nạn khủng bố.

Về mức độ thiệt hại do cháy nổ, theo báo cáo của WHO Việt Nam đã được xếp hạng vị trí 24/183 quốc gia an toàn về cháy nổ, với 0,34 người chết trên 100.000 người dân. Tỉ lệ giết người theo WEF báo cáo Việt Nam đứng vụ trí thứ 49/140 quốc gia trên thế giới, với 1,5 người trên 100.000 dân.

Ngoài ra, một số chỉ số an toàn như về tội phạm có tổ chức WEF báo cáo Việt Nam xếp hạng vị trí 76/140 quốc gia với 69/100 điểm. Mức độ tin cậy của dịch vụ Cảnh sát đạt 62/100 điểm.

Những ngày nắng đổ lửa vừa qua ở Hà Nội, chắc hẳn không ai muốn ra đường thế nhưng các chiến sĩ CSGT vẫn miệt mài thi hành công vụ tại các chốt, điểm, điều hành giao thông. Nếu đó là người thân của bạn, bạn sẽ thấy như thế nào?

Nhiều người bức xúc vì bị CSGT xử phạt, hay hạch sách. Nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hãy một lần nhìn lại ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của mình xem đã thực sự nghiêm túc hay chưa?

Đinh Lực