Khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giữ chức Bộ Trưởng, ngành y sẽ “vừng đông đã hửng sáng”?
Sau khi bà Nguyễn Thị Kim Tiến thôi chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế, thì Bộ Chính trị có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giữ chức quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. Đây là thông tin đáng mừng bởi ngành y lúc này, cần người thuyền trưởng có tâm có tư duy hệ thống, đưa ngành y về đường ray nhân đạo. Và với quyền lực trong tay, hy vọng Phó Thủ tướng không quên phát biểu năm xưa “mỗi người VN sẽ có một bác sĩ riêng”. Nếu điều này trở thành hiện thực, ngành y sẽ “vừng đông đã hửng sáng”.
Ngành y dưới thời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có nhiều bê bối, có lẽ khi trở thành người đứng đầu ngành, Phó Thủ tướng sẽ cần nhiều thời gian để thay đổi. Nhưng nhiều người tin tưởng với với tài và đức của Phó Thủ tướng, chắc chắn ngành y Việt Nam sẽ rất khởi sắc!
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế (Ảnh IT)
Còn nhớ trước dịch sởi tại bệnh viện Nhi trung ương hồi năm 2014 có nhiều trẻ t ử vo ng. Khi ấy bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: “nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là do trẻ em và người dân không chịu tiêm vắc xin phòng bệnh sởi”. Nhưng với người phụ trách về lĩnh vực y tế và giáo dục, Phó Thủ tướng có nhiều hành động hơn hẳn bà Bộ trưởng.
Ngay lúc này PTT đích thân đi thị sát, trực tiếp tìm hiểu bệnh sởi. Ông đã đến tận giường bệnh để thăm các bệnh nhi mắc sởi biến chứng nặng, tận mắt chứng kiến nhiều bệnh nhi phải nằm ghép 2-3 và nhiều cháu phải thở máy do suy hô hấp nặng. Đồng thời PTT chia cảm ơn và chia sẻ với bác sĩ, điều dưỡng do điều kiện làm việc căng thẳng, áp lực. PTT khẳng định không để bệnh nhi thiếu thuốc điều trị, sẽ tăng cường trang thiết bị, vật tư y tế từ nguồn dự trữ quốc gia để điều trị cứu chữa cho bệnh nhi.
Thăm các bệnh nhi mắc sởi biến chứng nặng, Phó Thủ tướng (đeo kính) chỉ đạo ngành Y cần truy tìm nguyên nhân khiến bệnh sởi có những diễn biến bất thường, đồng thời đưa ra cách ứng phó, chặn đứng dịch bệnh và hạn chế thấp nhất số trẻ tử vong do sởi
Cũng trước thực trạng dịch tay chân miệng và sởi đang diễn ra năm 2018, PTT Vũ Đức Đam đã đến thị sát Bệnh viện Nhi đồng 1. Ông đề nghị ngành y tế chủ động dự phòng “đừng để có dịch bệnh mới cuống lên đi dập”. Ông rất “xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em”. Đồng thời PTT cũng chỉ đạo “Trong nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, ngành y tế là trọng tâm nhưng tất cả các cấp chính quyền phải vào cuộc…”
PTT thực đau nỗi đau của dân. Chỉ có người có tâm có tầm mới thấu hiểu và làm được điều này. Bởi có tâm mới đau với những vấn đề đang tồn tại với hệ thống bệnh viện, với hệ thống dự phòng, với hệ thống luật và chính sách quản lý ngành hiện tại! Có tâm, mới thấu cảm với nỗi đau của dân, hy vọng với cái tâm vì dân như thế này sẽ là động lực thay đổi hệ thống y tế đang ra sức chạy theo mục tiêu “làm tiền là trên hết” như hiện nay.
PTT Vũ Đức Đam không chỉ là người có tầm có tầm, ông còn là người hết mực quan tâm đến sức khỏe của người dân. Còn nhớ khi làm việc với lãnh đạo UBND và ngành y tế tỉnh Phú Thọ, PTT chỉ đạo: “Phấn đấu người dân nào cũng có bác sĩ riêng”. Qua đấy cho thấy PTT đã đau đáu về việc chăm lo cho sức khỏe của người dân như thế nào. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới người ra đã triển khai thành công 1 bác sĩ trên 1 bệnh nhân. Thậm chí bác sĩ đến tận nhà khám chữa bệnh khi có yêu cầu.
Với tinh thần ham học hỏi, mong mỏi áp dụng thành công của nước bạn về áp dụng cho Việt Nam, rất hoan nghênh PTT. Nhưng liệu với môi trường, rồi cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, đội ngũ y bác sĩ không biết có đáp ứng được mô hình này không? Đây là một ý tưởng vì dân nhưng thực sẽ khó thực hiện, bởi nó không nằm trong phạm vi của Bộ Y tế, mà nó rất vĩ mô.
Hy vọng khi quyền lực trao tay, với cái tâm cái tầm của PTT những gì ông trăn trở mong muốn đổi mới ngành y sẽ được thực hiện.
Mặc dầu, biết rằng cả núi khó khăn đang chờ trước mắt cho một vị Bộ trưởng mới, nhưng nhiều người vẫn tin tưởng PTT sẽ làm cho ngành y sang trang mới, đưa hệ thống chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được trở về đúng nghĩa Nhà Thương.
Hy vọng ngành y khởi sắc. PTT đủ sức đưa ngành y trở về đường ray nhân đạo. Sẽ không còn nạn bán thuốc giả, ăn bớt vắc xin, khai khống khi mua thiết bị y tế, nạn cò khám chữa bệnh lộng hành, bác sĩ nhận phong bì nhận hoa hồng, hàng ngàn viên thuốc đặc trị ung thư để quá hạn trong khi người bệnh không có thuốc trị…Tôi tin như thế, ngành y sẽ “vừng đông đã hửng sáng”!
(Khánh Lâm)