KHẨN: Trịnh Văn Quyết đã bán đứt 49% cổ phần Bam boo Airways giúp Trung Cộng khống chế bầu trời Việt Nam

Trái ngược với những tuyên bố “long trời lở đất” của đại gia Trịnh Văn Quyết khi thành lập hãng hàng không Bam boo Airways “đẳng cấp 5 sao” bậc nhất VN. Ít ai biết, hãng bay của vị đại gia này đã sớm “sang tay” cho nhà đầu tư nước ngoài đến 49% vốn chỉ chưa đầy 1 năm sau khi cất cánh. Và với mối quan hệ thân thiết giữa Quyết còi và Trung Cộng thì liệu chủ sở hữu hãng bay này sẽ là ai? Phải chăng, mục đích của Quyết khi lập hãng bay mới chính là giúp Trung Nam Hải khống chế vùng trời Việt Nam?

Ngay từ khi mới thành lập, ông chủ F'LC (tập đoàn mẹ của Bam boo Airways) đã chơi ngông khi chi gần 9 tỷ đô mua một loạt 20 chiếc máy bay Boeing với giá trị hợp đồng lên đến 9 tỷ USD – gấp 300 lần so với vốn điều lệ 700 triệu đồng, và trong bối cảnh F'LC nợ chồng chất từ Bắc vào Nam, đến tiền thành lập hãng bay mới cũng nhiều lần khất nộp.

Thương vụ này từng gây chấn động giới kinh doanh hàng không Mỹ và thế giới, thậm chí được lên hẳn Washington Post với nhận định: “F'LC mua 20 chiếc Boeing 787 cho thấy mức độ tự tin, thậm chí là kiêu ngạo, một động thái rất táo bạo, rất mạo hiểm”. Còn Henry Harteveldt, một chuyên gia phân tích hàng không của Atmosphere Research cho rằng: “Việc F.L.C mua 20 chiếc Boeing 787 cho thấy mức độ tự tin – thậm chí là kiêu ngạo – và nguồn tài chính rất dồi dào”.

Vì đâu một đại gia nợ nhà thầu như chúa chổm lại chơi ngông như vậy? Ông Quyết có số tiền lớn “từ trên trời rơi xuống”, hay đằng sau là một thế lực cực mạnh chống lưng, rót vốn? Nói thẳng ra F'LC được ông chủ TQ đứng sau chống lưng và cung cấp kinh phí để lớn mạnh và thâu tóm ngành hàng không Việt, cũng như khống chế vùng trời Việt Nam.

Nghi ngờ này rất có cơ sở.

Nói về mối quan hệ thân thiết, phục tùng “Đại Hán” của Trịnh Văn Quyết, có lẽ phải kể đến việc máy bay của Bam boo Airways luôn “ngoan ngoãn” tuyên truyền chủ quyền biển Đông cho TQ. Điển hình là trên chuyến bay từ SG ra HN trong tối 16/1/2019 của hãng hàng không BamBoo, một hành khách đã chụp lại hình ảnh màn hình hiển thị lộ trình bay của hãng thể hiện vùng Biển Đông của Việt Nam nhưng lại bị ghi chú là “South China Sea”. Và đó không phải là sự cố đơn lẻ, mà là một sai phạm có hệ thống. Rất nhiều người dân đi trên các chuyến bay khác của hãng này cũng bất bình lên tiếng khi bắt gặp hình ảnh phản cảm tương tự. Tập đoàn F.L.C không biết hay cố tình không biết cái tên “South China Sea” có ý nghĩa biển Đông là của TQ?

Một sự kiện khác từng gây chấn động không chỉ trong nước mà còn khiến thế giới mắt tròn dẹt khi Bam boo Airways của anh Quyết còi rước về chiếc Boeing 787-9 Dreamliner sớm nhất VN, khi thế giới chỉ có vài ba chiếc hồi tháng 12/2019. Đến cả hãng hàng không quốc gia cũng phải đói khát từng chiếc mà một hãng mới thành lập, hỉ mũi chưa sạch như Bamboo Airwways lại rầm rộ ăn mừng chiếc máy bay siêu sang đầu tiên của VN.

Điều tra mới biết, chiếc B787-9 đầu tiên mà Bam boo Airways nhận vài ngày trước có mã số nhà sản xuất MSN 62736, nằm trong danh sách đơn hàng 30 chiếc Dreamliners mà Hainan Airlines đặt mua từ năm 2015.

Hainan Airlines là Tây nó gọi, còn phiên âm ra tiếng Việt là hãng hàng không Hải Nam của các đồng chí Tung Của. Trước đó, Bam boo Airways cũng thuê hai chiếc Boeing 787-9 mang số hiệu 62725 và 62739, đã được khai thác bởi Hainan Airlines từ cuối năm 2018! Máy bay siêu lớn mà anh Quyết vừa hồ hởi khoe lại là do trước đấy Trung Quốc đứng ra đặt mua. Có thể thấy, sự phát triển của Bamboo dường như gắn chặt và có sự giúp đỡ nhiệt tình của phía Trung Cộng.

Theo văn bản của Bộ Tài chính, Bam boo Airways vận hành từ tháng 1/2019, nhưng đến tháng 4 – tức 3 tháng sau, hãng đã lỗ tới 329 tỷ. “Một hãng hàng không mới hoạt động phải bù lỗ thời gian đầu là dễ hiểu, tuy nhiên, nếu đang thua lỗ mà bán giá cổ phiếu cao là không tưởng”, PGS. Nguyễn Thiện Tống nhấn mạnh.

Chưa hết, theo vị chuyên gia, khi nhìn vào tình hình kinh doanh tài chính năm 2018 của công ty mẹ F'LC cho thấy số nợ phải trả DN này lên tới 13.679 tỉ đồng, bằng 59% tổng tài sản, tỉ lệ nợ phải trả/vốn sở hữu lên tới 146%.

Với thực trạng này mà kinh doanh hàng không, lại đòi bán lại với giá cao ngất ngưỡng, phải là nhà đầu tư nước ngoài thì liệu ai sẽ đốt tiền để mua? Tại sao anh Quyết còi thẳng thừng từ chối những lời ngỏ của các nhà đầu tư trong nước mà chỉ nhắm đến “nước ngoài”, tiền của ai cũng là tiền, tại sao Quyết lại chọn chủ nhân như vậy? Nếu không phải là Trung Nam Hải? Và tại sao danh tính nhà đầu tư thâu tóm Bamboo không được tiết lộ? Phải chăng thương vụ này là TUYỆT MẬT và phải giữ kín để dân không phản đối?

Phải chăng bên cạnh khống chế hàng loạt bờ biển Việt Nam dưới chiêu bài “mua lại” các dự án ven biển của đại gia T.V.Quyết, Trung Quốc đã âm thầm khống chế cả bầu trời Việt Nam?

Lam Anh