Hoàng Ngọc Diêu, kẻ âm mưu thổi bùng phong trào phá hoại đất nước

Đặc khu không xa lạ với người Việt Nam nhưng lần này đối với dự luật đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân phong và Phú Quốc vừa qua đã gặp làn sóng phản đối dữ dội, đặc biệt là Bình Thuận. Những người dân hiền lành, chất phác không biết đã được một chất xúc tác gì “kích thích” dẫn tới hành động hết sức mù quáng: bao vây, tấn công, đốt phá trụ sở UBND Bình Thuận. Hệ quả là gì? Nhiều người dân bị thương nặng vì hành động phấn khích, bị bắt vì hành vi trái pháp luật. Trong khi đó, những kẻ giựt dây, đứng sau châm mồi lửa lại ung dung ngồi mát ăn bát vàng bên trời tây mà chả hề hấn gì, thậm chí còn được trả tiền công vì đã “kích động thành công” những người dân VN yêu nước.

Chưa thống kê về thiệt hại vật chất, ngay bây giờ có thể liệt kê được hậu quả nghiêm trọng sau sự kiện ở Bình Thuận

Về mặt chính trị: làm xấu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Những đoạn video ghi lại có chủ đích đã chiếu trên CNN và phương tiện truyền thông khác làm nhiều người lo lắng, không biết chuyện gì xảy ra tại quê nhà, một phần nhỏ (những kẻ chủ mưu đứng sau) hả hê (tin nhận được từ Mỹ).

Hoàng Ngọc Diêu tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các cuộc biểu tình, bằng lời kêu gọi “đấu tranh bạo loạn”

Về mặt kinh tế: Hàng tỉ đồng tiền thuế sẽ phải chi trả cho việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng lại các công trình bị đập phá nhưng chẳng đáng là bao so với dự báo. Một số Công ty gốc Hoa sẽ rời Việt Nam (trong đó có Puochen sử dụng hơn 4.000 công nhân), các dự án đầu tư nước ngoài ở Bình Thuận sẽ bị đình trệ và xem xét lại, ngành du lịch Khánh Hòa, Bình Thuận vắng khách trước thông tin khuyến cáo của các nước.

Về mặt xã hội: chắc chắn rồi đây sẽ có người bị truy tố, bì tù bởi vi phạm luật pháp, vì hành động phá hoại, gây rối hay dầu tỏ lòng “yêu nước”…Bao nhiêu công ăn, việc làm mất đi, bao nhiêu gia cảnh lâm vào khó khăn…Rất khó tính bằng tiền.

Để rồi sau tất cả những trái đắng mà người dân nhận được, kẻ phương xa vẫn chưa thỏa lòng lang dạ sói, vẫn rắc tâm tìm mọi cách tái kích động thêm một cuộc “đấu tranh bạo loạn” cho bằng được. Kẻ đầu têu cho vụ việc này chính là Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia về IT, thường xuyên lợi dụng tiếng tăm của mình về CNTT, với lượng người theo dõi lớn, nhiều lần bịa đặt thông tin, tung tin giả mạo để gây rối, chống đối nhà nước. Ông Diêu hiện đã bị cấm nhập cảnh về Việt Nam, thế nhưng vẫn cố gắng vớt vát chút tiếng tăm để tìm mọi cách gây bất ổn xã hội ở quê nhà cho bằng được.

Hoàng Ngọc Diêu tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các cuộc biểu tình, bằng lời kêu gọi “đấu tranh bạo loạn”

Trên mạng xã hội, Hoàng Ngọc Diêu, người từng “cố sống cố chết” để bao biện cho hành vi “tuyệt thực” giả mạo của Cù Huy Hà Vũ, không chỉ thường xuyên đưa ra các lời kêu gọi mang tính kích động, trách móc: “tại sao không thấy có biểu tình”, “tại sao im ắng”, “dân Việt Nam chấp nhận sao?”,… để khiêu khích, đánh đòn tâm lý vào những người Việt Nam yêu nước thật sự, ông Diêu còn livetream trực tiếp để hướng dẫn những kỹ năng cần thiết cho một cuộc biểu tình. Rốt cuộc Hoàng Ngọc Diêu muốn gì? Có vì dân, vì đất nước mà lên tiếng, hay vì âm mưu sâu xa nào khác? Hệ quả mà chúng ta đang gánh sau cuộc biểu tình ở Bình Thuận đã vạch trần rõ âm mưu thâm độc của y.

Rõ ràng, số người bị đổ máu, bị tạm giam không hề khiến cho những kẻ như Hoàng Ngọc Diêu cảm thấy xót xa, đau lòng, thay vào đó là sự hả hê và sung sướng. Để rồi y tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các cuộc biểu tình, bằng lời kêu gọi “đấu tranh bạo loạn”, hòng đưa số người bị thương, thiệt hại tài sản, kinh tế xã hội Việt Nam lên càng cao càng tốt. Vì hệ quả mà Việt Nam nhận được càng lớn thì những kẻ trả tiền cho y, hay nói khác hơn là tổ chức khủng bố nào đó sẽ càng trả công hậu hĩnh.

Chúng ta cần tỉnh táo suy nghĩ rằng: bạo loạn ở Bình Thuận, hay ở TP.HCM nếu không được can thiệp kịp thời, liệu có dừng lại hay sẽ là cảnh máu đổ, tan cửa nát nhà lan tràn từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác? Nếu các anh cảnh sát mạnh tay trấn áp biểu tình, liệu xe của họ có bị đập tanh bành, họ có liên tục thối lui trước sự rượt đuổi của những thành phần quá khích? Trước sự hung hãn quá mạnh của dòng người, lực lượng cảnh sát cơ động chỉ biết giơ khiên chống đỡ dưới cơn mưa gạch đá, rất nhiều chiến sĩ bị thương nhưng không được đi cấp cứu kịp thời.

Thế nhưng, qua giọng điệu xuyên tạc của kẻ bị chối bỏ là Hoàng Ngọc Diêu, ông ta phủ nhận tất cả công sức của các chiến sĩ, thậm chí còn khẳng định nếu người dân không ôn hòa sẽ “bị khủng bố ghê gớm hơn nữa”. Tuy nhiên, sau tất cả những gì Việt Nam đang phải gánh chịu, rốt cuộc ai mới là kẻ khủng bố hả Hoàng Ngọc Diêu?

Đáng chú ý, video livetream kêu gọi biểu tình của Hoàng Ngoc Diêu lại xuất hiện cùng thời điểm Mẹ Nấm bắn tin mình đang tuyệt thực hòng “kêu oan”. Phải chăng, cả Mẹ Nấm và Hoàng Ngọc Diêu đều đang nhận chỉ thị từ thế lực bên ngoài? Và đây là các bước để dọn đường cho một cuộc biểu tình bạo loạn sắp tới mà ở đó như Hoàng Ngọc Diêu nói, lực lượng chức năng chỉ có thể biết được thời gian, địa điểm vào phút chót?

Lịch sử Việt Nam ta đã có quá nhiều mất mát, đau thương, đừng tiếp tục bị những kẻ ở trời tây, ăn sung mặc sướng dụ dỗ, kích động dẫn đến cảnh máu chảy, nhân dân ly tán,… Trước khi hành động, hãy xác định rõ, chúng ta đang thực sự yêu nước, hay đang phá hoại đất nước?

Hãy nhìn tấm gương từ đất nước Lybia, những người dân từng xuống đường năm 2011 vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ xây dựng được một đất nước tốt đẹp hơn. Hệ quả của hành động mông muội của Lybia là gì? Là cảnh rên xiết vì khủng bố, hàng triệu người bỏ nước ra đi lưu lạc không chốn định cư, vùi thân dưới những cơn sóng Địa Trung Hải hoặc chết khô trên sa mạc… Người dân Ukraine ở quảng trường Maidan, Kiev cuối năm 2013 nghĩ rằng họ đứng lên vì tình yêu Tổ quốc, ngày nay đất nước này vẫn chìm trong khủng hoảng, ngửa tay xin từng đồng của Phương Tây, thật sự trở thành con cờ để Mỹ và phương Tây chống Nga. Còn Việt Nam ta, có bao nhiêu người nhận thức được mình chỉ là “con tốt” trên bàn cờ của bọn xấu? Có bao nhiêu người nhận ra mình đang tự đập vỡ nồi cơm của chính gia đình mình?

Khi Chính phủ đề ra những chính sách, dự luật lớn, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, an ninh đất nước, người dân hoàn toàn có quyền được bày tỏ chính kiến, đó là điều rất chính đáng. Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả mạng xã hội, các chuyên gia, trí thức, nhân sĩ đã phân tích, bày tỏ ý kiến rất sôi nổi về dự thảo Luật Đặc khu. Chính nhờ vậy, Quốc hội, Chính phủ đã lắng nghe những ý kiến của cử tri và nhân dân, quyết đình lùi lại để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của người dân, đó là điều rất đáng mừng.

Bởi vậy, nếu thật sự yêu nước và muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước, đừng ngại bày tỏ ý kiến, đừng dại dột nghe theo sự kích động của các thành phần bạo động như Hoàng Ngọc Diêu, hãy phân biệt thật rõ giữa hành động “yêu nước” và “phá hoại đất nước”.

(FB Trần An)